Hình 1 cho em biết điều gì về nền kinh tế thế giới từ đầu thế kỉ XX đến đầu thế kỉ XXI?

Em hãy quan sát hình ảnh, đọc thông tin và thảo luận

Giải bài 4 Cơ chế thị trường

Hình 1 cho em biết điều gì về nền kinh tế thế giới từ đầu thế kỉ XX đến đầu thế kỉ XXI?

Giải bài 4 Cơ chế thị trường

Thông tin. Trong giai đoạn 2008 — 2018, nên kinh tế Việt Nam tăng trưởng bình quân 6,1%. Thu nhập các nhóm dân cư đều tăng lên, đời sống của mọi tầng lớp dân cư được cải thiện. Tuy nhiên, tốc độ tăng thu nhập của nhóm nghèo luôn thấp hơn nhóm giàu, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng. Theo kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình của Tổng cục Thống kê năm 2002, thu nhập bình quân đâu người của nhóm nghèo là 107,7 nghìn đồng, nhóm giàu là 872,9 nghìn đồng. Năm 2016, thu nhập bình quân đầu người tương ứng của hai nhóm này là 771 nghìn đồng và 7 547 nghìn đồng.

 Bất bình đẳng về kinh tế đi cùng với bất bình đẳng vẻ tiếng nói và cơ hội khiến nhóm người nghèo nhất bị gạt ra bền lẻ xã hội. Hàng triệu người dân tộc thiểu số, nông, dân sản xuất nhỏ, người nhập cư, lao động phi chính thức và phụ nữ có khả năng bị nghèo hoá, khó tiếp cận dịch vụ công, khó tham gia vào quá trình ra quyết định và bị phân biệt đối xử.

 (Theo thông tin của Tổng cục Thống kê và Báo cáo của Oxfam, năm 2017)

Hình 2 phản ánh tình trạng gì xảy ra đối với tài nguyên nước? Dưới góc độ lợi ích của người sản xuất, em hãy giải thích vì sao một số nhà máy chọn phương án xả trực tiếp nước thải ra sông hồ tự nhiên? Việc làm này gây tác hại gì đối với môi trường và xã hội?

Bài Làm:

* Hình 1: nền kinh tế thế giới từ đầu thế kỉ XX đến đầu thế kỉ XXI thể hiện:

Những năm đầu thế kỉ XX, diễn ra 2 cuộc chiến tranh thế giới lần 1 năm 1914 và thứ 2 năm 1939. Chiến tranh thứ nhất bùng nổ do sự tham chiến của hai phe là phe Liên minh (Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a). Chiến tranh thứ hai là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh và phe phát xít.

- Năm 1929: Đại khủng hoảng là thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra hầu hết trong những năm 1930, bắt đầu ở Hoa Kỳ. Thời gian diễn ra cuộc Đại khủng hoảng khác nhau trên khắp thế giới; ở hầu hết các quốc gia, nó bắt đầu vào năm 1929 và kéo dài cho đến cuối những năm 1930. Đây là đợt suy thoái dài nhất, sâu nhất và lan rộng nhất trong thế kỷ 20. Đại khủng hoảng thường được sử dụng như một ví dụ về mức độ suy giảm của nền kinh tế toàn cầu

- Năm 1973: Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 bắt đầu từ tháng 10 năm 1973 khi các nước thuộc Tổ chức các quốc gia Ả Rập xuất khẩu dầu mỏ tuyên bố ban hành lệnh cấm vận hay nói cách khác là quyết định ngừng sản xuất dầu mỏ sang các nước ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh Yom Kippur, cụ thể ở đây là nước Mỹ. Trước khi lệnh cấm chấm dứt vào tháng ba 1974, giá dầu thế giới đang từ $3/thùng lên đến gần $12/thùng, trong khi đó ở nước Mỹ thì giá dầu cao hơn chút ít. Việc ngừng xuất khẩu dầu mỏ này đã gây ra cuộc Khủng hoàng dầu mỏ,

- Năm 1986: Ngày thứ Hai đen tối xảy ra vào ngày 19 tháng 10 năm 1987, khi chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA) mất gần 22% trong một ngày. Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của một sự suy giảm của thị trường chứng khoán toàn cầu và ngày thứ Hai đen tối trở thành một trong những ngày khét tiếng nhất trong lịch sử tài chính. Đến cuối tháng, hầu hết các sàn giao dịch lớn đã giảm hơn 20%.

- Năm 1997: Khủng hoảng tài chính châu Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như là "những con Hổ Đông Á".  Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng "Đông Á" bởi vì nó bắt nguồn từ Đông Á, nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, với những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga, Brasil và Hoa Kỳ.

- Năm 2000: Bong bóng Dotcom (Dotcom Bubble) là một bong bóng kinh tế ảnh hưởng đến giá cổ phiếu liên quan đến ngành công nghệ trong những năm 1990 – 2000 ở Hoa Kỳ. Sự kiện này được kích hoạt bởi sự thổi phồng về ngành công nghiệp Internet mới. Cũng như sự chú ý của giới truyền thông và sự đầu tư của các nhà đầu tư vào các công ty Dotcom. Đa số các công ty Dotcom là các công ty lớn có tên miền với đuôi “.com”.

- Năm 2008: Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009 là cuộc khủng hoảng trong nhiều lĩnh vực tài chính (tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán) diễn ra từ năm 2007 cho đến tận nay. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp, và bản thân nó lại là nguồn gốc trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008

- Năm 2011: Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu diễn biến hết sức phức tạp. Trên bình diện khu vực, cuộc khủng hoảng có nguồn gốc sâu xa là chế độ phúc lợi được thiết lập từ sau Đại chiến thế giới thứ II theo hướng "chi nhiều hơn thu." Thói quen kéo dài nhiều thập kỷ này khiến các chính phủ châu Âu dễ dàng vay mượn để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, song sự “vung tay quá trán” không tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế đã đẩy “lục địa già” vào tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước và nợ công cao ngất ngưởng.

=> Tình hình khủng hoảng ở nhiều nơi trên thế giới.

* Hình 2: Trình trạng xảy ra đối với tài nguyên nước:

- Nguồn nước, ở nhiều nơi suy giảm nghiêm trọng.

- Nguồn nước bị ô nhiễm do nước thải từ nhà máy xả thẳng ra môi trường.

- Một số nhà máy chọn phương án xả trực tiếp nước thải ra sông hồ tự nhiên vì: không tốn nhiều chi phí để xử lí nước thải.

=> Tác hại của việc xả trực tiếp nước thải ra sông hồ tự nhiên: Nước thải công nghiệp có rất nhiều các anion gây ô nhiễm môi trường nước là Cl-, SO42-, PO43, Na+, K+ và vô số các hợp chất kim loại nặng mang độc tính cao như Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr, F… chúng sẽ hòa tan trong nước, khiến nguồn nước bị thay đổi tính chất theo chiều hướng có hại

=> Ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.