Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Địa lí 10 Kết nối bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

4. VẬN DỤNG CAO (6 câu)

Câu 1: Tại sao nông nghiệp ở nhiều nước đang phát triển được xem là cơ sở để tiến hành công nghiệp hóa?

Câu 2: Tại sao sản xuất nông nghiệp so với sản xuất công nghiệp thường thấp hơn?

Câu 3: Tại sao nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của nước ta là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp?

Câu 4: Tại sao không có ngành nào có thể thay thế được sản xuất nông nghiệp?

Câu 5: Tại sao nông nghiệp ở các nước đang phát triển đang mang dần tính chất công nghiệp?

Câu 6: Việc phát triển nông nghiệp hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới. Giải thích tại sao?

Bài Làm:

Câu 1: 

Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ:

- Trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa ở nhiều nước đang phát triển, nông nghiệp là nguồn thu ngoại tệ cung cấp nguồn vốn cho công nghiệp hóa hoặc có thể trao đổi lấy máy móc, trang thiết bị.

- Là thị trường tiêu thụ của công nghiệp: Ở hầu hết các nước đang phát triển, các sản phẩm công nghiệp được tiêu thụ ở thị trưởng trong nước chủ yếu và trước hết là thị trường nông nghiệp, nông thôn.

- Nông nghiệp là khu vực dự trữ và cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa.

Câu 2: 

Sản xuất nông nghiệp:

+ Tư liệu sản xuất chủ yếu là đất trồng, đối tượng lao động là cây trồng, vật nuôi nên sản xuất phân tán trong không gian, mang tính mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, năng suất thấp và chịu nhiều rủi ro.

+ Sử dụng nhiều lao động, trình độ lao động không cao nên năng suất lao động thấp.

+ Việc ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ thường cho hiệu quả chậm hơn vì sản xuất qua nhiều giai đoạn gắn liền với quy luật sinh học và quy luật tự nhiên nói chung.

- Sản xuất công nghiệp:

+ Có tính tập trung cao, ít phụ thuộc vào tự nhiên, sản xuất ổn định và hiệu quả cao hơn nên có tốc độ tăng trưởng cao.

+ Gắn nhiều với thiết bị, máy móc, sử dụng lao động có trình độ, năng suất lao động cao hơn nhiều.

+ Ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật và công nghệ; luôn cải tiến, đổi mới công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ mới, tạo ra nhiều thay đổi có tính đột biến.

Câu 3:

Nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của nước ta là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp

- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Nước ta là nước đông dân nên nhu cầu lương thực, thực phẩm lớn.

- Chất lượng, cơ cấu bữa ăn chưa đảm bảo và cân bằng nhu cầu tái sản xuất.

- Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn chủ yếu sống bằng nghề nông nên việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp sẽ góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

- Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, góp phần tích lũy vốn cho nền kinh tế.

Câu 4: 

Hiện nay cũng như sau này không có ngành nào có thể thay thế được sản xuất nông nghiệp, vì:

- Nông nghiệp đóng vai trò cực kì quan trọng trong giai đoạn đầu của lịch sử phát triển của xã hội loài người.

- Sản xuất nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

- Sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ, giải quyết việc làm.

- Việc đảm bảo an ninh lương thực góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia.

- Cho đến nay, chưa có ngành nào dù hiện đại đến đâu, cũng không thể thay thế được sản xuất nông nghiệp.

Câu 5: 

Ở các nước phát triển, nông nghiệp đang mang dần tính chất công nghiệp vì

– Nông nghiệp sử dụng máy móc và các sản phẩm công nghiệp.

- Áp dụng quy trình công nghiệp vào nông nghiệp.

- Sản xuất nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa.

Câu 6: 

Việc phát triển nông nghiệp hàng hóa, kết hợp với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp có thể làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, khắc phục những hạn chế do tính mùa vụ của nông nghiệp nhiệt đới.

Đồng thời phát huy những lợi thế của nông nghiệp nhiệt đới trong việc cung cấp các nông sản hàng hóa với khối lượng lớn, chất lượng cao, có khả năng xuất khẩu.

Chính sự phát triển của nông nghiệp hàng hóa làm cho cơ cấu nông nghiệp trở nên đa dạng hơn, thích ứng tốt hơn với điều kiện của thị trường và sử dụng hợp lí các nguồn lực.