Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 7 Kết nối bài 5: Thực hành tiếng Việt - Dấu câu, biện pháp tu từ

3.     VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Chỉ ra tác dụng dấu gạch ngang trong các câu sau:

  1. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu [...].(Vũ Bằng)
  2. Có người khẽ nói:

– Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

Ngài cau mặt, gắt rằng:

– Mặc kệ!

Câu 2: Tìm những hình ảnh so sánh trong đoạn thơ sau:

“Anh đội viên mơ màng.

Như nằm trong giấc mộng.

Bóng bác cao lồng lộng.

Ấm hơn ngọn lửa hồng.”

Câu 3: Em hãy cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong các câu thơ sau:

a.“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”

  1. “Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Câu 4: Tìm trong văn bản ‘’Trở gió’’ 2 câu văn sử dụng biệt pháp tu từ so sánh , 2 câu văn sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa và nêu tác dụng của biện pháp tu từ dó trong từng trường hợp cụ thể

Bài Làm:

Câu 1: 

  1. Đánh dấu ranh giới giữa bộ phận chú giải với các bộ phận khác trong câu. (dấu ngoặc đơn và dấu phẩy cũng có công dụng này)
  2. Đánh dấu lời thoại trực tiếp

Câu 2: 

- Hình ảnh so sánh thứ nhất là phép so sánh ngang bằng “anh đội viên” và “nằm trong giấc mộng”, gợi lên cảm giác mơ màng như đang ngủ của anh đội viên.

- Hình ảnh so sánh thứ hai là phép so sánh hơn kém “bóng bác cao lồng lộng” và “ngọn lửa hồng”, ý chỉ Bác như ngọn lửa tinh thần ấm áp, sưởi ấm cho đồng bào ta.

Câu 3: 

  1. Tác dụng: giúp nhấn mạnh sự vất vả của người nông dân khi làm nông
  2. Tác dụng: giúp nhấn mạnh công lao sinh thành, nuôi dạy, giáo dục và chăm lo của cha mẹ lớn lao như thế nào

Câu 4: 

câu văn sử dụng biện pháp so sánh:

- Thoạt đầu, âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không.

Tác dụng: miêu tả âm thanh của gió trướng về từ từ vô cùng đặc sắc và sinh động. 

- Mùi rơm thơm ràn rụa thổi ngang đồng, nỗi buồn lo của má tan không thành tiếng, tan mau như sương.

Tác dụng: miêu tả nỗi buồn thoáng qua của má về cơm ăn áo mặc khi mùa gió chướng về

câu văn sử dụng biện pháp nhân hóa:

- Chắc tại gió quá dịu dàng, nên có cảm giác gờn gợn buồn, có cảm giác như gió mồ côi, cúi đầu hiu hắt đi giữa đời.

Tác dụng: hình dung những cơn gió chướng tựa như con người, có cảm xúc, có tính nết sinh động như con người 

- Ông trời ổng thổi ngọn chướng buồn cha chả là buồn..”  rồi thở dài cái thượt "Ứ hự, lụi hụi mà hết năm...".

Tác dụng: miêu tả ông trời vô cùng sinh động, có tâm trạng, hành động gần gũi tựa như con người