Quan sát Hình 7.5, đọc thông tin và thực hiện nhiệm vụ: Quan sát Hình 7.5, đọc thông tin và thực hiện nhiệm vụ: Nêu tác hại do cháy, nổ gây ra.

3. Phòng, chống cháy nổ

Quan sát Hình 7.5, đọc thông tin và thực hiện nhiệm vụ:

  • Nêu tác hại do cháy, nổ gây ra.
  • Em hãy tìm hiểu và nêu các biện pháp phòng, chống cháy nổ ở gia đình. 

Bài Làm:

  • Tác hại do cháy, nổ gây ra: Gây ô nhiễm và tác động đến hệ sinh thái, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của con người. Sự lan truyền các hóa chất gây nguy hại nhanh nhất qua môi trường không khí, do bản chất ở dạng khí hoặc dễ bay hơi ngay nhiệt độ thường như Clo, brom, thủy ngân, digoxin, axit nitric, phosgen, amoniac ... đặc biệt là các các chất dùng trong ngành bảo vệ thực vật. Chúng sẽ gây tác hại nhanh và rộng đến cả người và sinh vật, có tính sát thương cao.
  • Các biện pháp phòng, chống cháy nổ ở gia đình:
    • Biện pháp phòng cháy nổ trong gia đình:
      • Không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải dự trữ số lượng ít nhất và để ở khu vực riêng biệt tránh nhầm lẫn và đổ vỡ.
      • Ô tô, xe máy, các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu ... phải kín. Không để ô tô trong nhà ở phòng ngừa xe tự cháy hoặc khí độc khi nổ máy.
      • Hạn chế sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp... để ốp tường trần, vách ngăn hạn chế cháy lan.
      • Không sạc điện thoại, thiết bị tiêu thụ điện ban đêm.
      • Phải lắp đặt thiết bị tự ngắt (aptomat) cho hệ thống điện chung) toàn nhà, từng tầng, từng nhánh từng thiết bị điện tiêu thụ công suất lớn, không để hàng hóa dễ cháy gần bóng điện (dây dẫn, ổ cắm, thiết bị) sát gân các tường, sàn, trần, vách là các vật liệu dễ cháy.
      • Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người tàn tật, người tâm thần sử dụng các thiết bị điện.
      • Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn thờ phải băng vật liệu không cháy. Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn các vật liệu không cháy, cách xa vật liệu dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Chỉ đốt đèn, nến, thắp hương khi có người lớn ở nhà trông coi. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn chống cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.
      • Trước khi đi ra khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.
      • Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng. Trường hợp đã lắp thì có cửa chốt trong và không được khoá. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.
      • Cửa có nhiều khoá nên sử dụng các loại khoá kiểu chìa khác nhau để dễ phân biệt khi mở và quy định nơi để chìa khoá dễ thấy, dễ lấy.
      • Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khoá cửa phòng của những người nêu trên.
      • Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn.
      • Mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra. Trang bị dụng cụ trữ nước, xô thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy, trang bị bình chữa cháy và mọi người trong gia đình phải học tập để sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị.
    • Cách chữa chạy nổ trong gia đình:
      • Bình tĩnh để suy xét tình hình một cách hợp lí.
      • Ngắt hệ thống điện và gọi cứu hỏa.
      • Lập tức tìm lối thoát hiểm theo các biển chỉ dẫn, không trốn ở những nơi kín như tủ quần áo, gầm bàn.
      • Khom người xuống sát mặt đất khi di chuyển để tránh khói độc.
      • Sử dụng chăn, màn, quần áo nhúng nước để choàng lên người, lên đầu.
      • Bò sát khu vực gần cửa sổ.
      • Kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài.