Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:

A. ĐỌC

Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:

NỮ THẦN MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG

(Thần thoại Việt Nam)

Hai chị em Mặt Trời và Mặt Trăng hình như là con gái của Ngọc Hoàng Nhiệm vụ của hai cô hàng ngày phải đi xem xét dân sự một vòng luân phiên nhau. Cô chị Mặt Trời được ngồi kiệu có bốn người khiêng đi. Trong số những người khiêng kiệu đó có hai bọn: một bọn già và một bọn trẻ thay đổi nhau. Bản tính bọn trẻ hay la cà dọc đường cho nên những khi đến lượt bọn họ khiêng kiệu, cô Mặt Trời thường về chậm, ngày ở dưới hạ giới hoá dài ra. Trái lại, đến lượt các cụ già khiêng kiệu thì lo làm tròn phận sự mà không nghĩ gì đến những điều khác nên nữ thần đi được nhanh chóng, ngày ngắn lại.Cô Mặt Trăng nguyên xưa kia nghe nói tính tình nóng nảy có phần hơn cả cô chị. Cô không biết rằng nhân dân ở mặt đất khổ sở về tính tình gay gắt của cô. Việc ấy về sau đến tại Ngọc Hoàng. Bà mẹ phải trát cho nữ thần một lần tro vào mặt. Từ đó tính tình của cô trở nên dịu dàng, hiền lành, ở hạ giới ai cũng ưa thích. Người ta nói mỗi lần cô ngoảnh mặt nhìn xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm, cô ngoảnh lưng lại tức là ba mươi, mồng một, cô ngoảnh sang phải, sang trái tức là thời kì trăng thượng huyền hay hạ huyền. Những lúc trăng có quầng là lúc tro trát mặt ngày trước hiện bụi ra.

Về chuyện cô Mặt Trăng, có thuyết kể lại hơi khác. Như ta đã biết, cô Mặt Trăng nóng ghê gớm đã làm hại người cũng như muôn vật rất nhiều. Nhưng cô vẫn chủ quan, thích sà xuống nhân gian để xem dân sự làm ăn. Cô có biết đâu mỗi lần mình sà xuống gần chừng nào thì dân sự kinh hãi chừng nấy. Họ rủa cô không ngót, chỉ mong làm sao cô che mặt lại và đi xa ra cho họ đã khốn khổ. Bấy giờ trong nhân dân có chàng Quải, thân thể to lớn, sức khoẻ tuyệt trần. Anh ta quyết tâm trị cho cô Mặt Trăng một mẻ. Anh ta bèn trèo lên một ngọn núi cao, đứng chục tại đó.

Hôm ấy, cô Mặt Trăng cứ quen thói cũ sà xuống nhìn muốn vật. Chàng Quải chờ lúc cổ đến gần nắm cát vụt túi bụi vào mặt cô. Anh ta ném mãi đến hồi trời đang nóng gay gắt bỗng tự nhiên dịu lại. Nhân dân ở dưới núi hò reo vui mừng khôn xiết. Về phần cô Mặt Trăng bất ngờ bị ném tối tăm cả mặt mũi, vội lảng xa ra và từ đấy cô không dám sà xuống ửa. Mặt cô từ đó bị cát giắt vào nên gần hạ giới nữa. Mặt cô từ đó bị cát giắt vào nên cũng không còn sáng như trước...

(Lược bớt đoạn cuối kể về chồng của hai nữ thần (là một con Gấu) và giải thích hiện tượng nhật thực và nguyệt thực).

(Theo Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003)

1. Câu chuyện được kể trong văn bản trên diễn ra ở đâu, vào thời gian nào? Vì sao bạn biết?

2. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là văn bản thần thoại?

3. Qua câu chuyện, người xưa muốn lí giải những hiện tượng thiên nhiên nào? Bạn có nhận xét gì về cách lí giải ấy?

4. Nhận xét nội dung bao quát của truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng. Qua câu chuyện này, người xưa muốn gửi gắm thông điệp gì?

5. Điền vào bảng dưới đây các đặc điểm về không gian, thời gian, nhân vật, cốt truyện của hai văn bản Thần Trụ Trời và Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng, từ đó rút ra nhận xét chung về các đặc điểm này của thể loại thần thoại.

6. Qua truyện Thần Trụ Trời và Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng, bạn có nhận xét gì về nhận thức và cách lí giải nguồn gốc thế giới của người Việt xưa?

7. Theo bạn, các truyện thần thoại như Thần Trụ Trời và Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng có còn giá trị đối với thế hệ trẻ ngày nay không?

8. Qua các truyện thần thoại đã học và truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng, bạn thấy cần chú ý gì khi tìm hiểu thể loại thần thoại?

Bài Làm:

1.

Câu chuyện diễn ra ở: dưới Trái Đất, vào hàng ngày

2.

– Trước hết, bạn cần xem lại khái niệm thần thoại và đặc điểm của thần thoại qua các yếu tố cơ bản của thể loại này như không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật biến đổi chiến khi những

– Tiếp theo, bạn đối khái niệm cũng như đặc điểm của thần thoại qua các yếu tố nói trên với biểu hiện của chúng trong văn bản để đưa ra kết luận.

– Khi trình bày các dấu hiệu nhận biết văn bản thần thoại, bạn cần đưa ra bằng chứng tiêu biểu lấy từ văn bản.

3.

Với yêu cầu thứ nhất, bạn cần đọc kĩ lại văn bản truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng để tìm xem người xưa muốn lí giải những hiện tượng thiên nhiên nào có liên quan. Với yêu cầu thứ hai, bạn nêu nhận xét của mình về cách lí giải ấy. Khi nếu nhận xét, bạn cần chú ý đến đặc điểm thời đại khi thần thoại ra đòi, đặt mình vào bối cảnh ấy để có những đánh giá, nhận xét khách quan, tránh lấy tư duy khoa học, lô-gíc của con người thời hiện đại để phán xét.

4.

Mặt Trời và Mặt Trăng là hai người con gái của Ngọc Hoàng luôn phiên nhau đi xem xét mọi việc. Mặt Trời đi bằng kiệu và chia thành tốp già, tốp trẻ nên thời gian về khác nhau. Mặt Trăng tính tình nóng nảy hơn nên sức nóng làm hại muôn vật. Đã vậy cô lại còn hay chỏng lỏn nên đã bị Quải trừng phạt. Sau đó, vì mặt dính cát mà đã không còn nóng như xưa và tính tình trở nên hiền lành hơn. 

5. 

6.

a. Thần thoại là một hình thức văn hóa tinh thần ra đời trong các xã hội nguyên thủy, trên cơ sở những tiền đề nhận thức luận sau :

Quan niệm vạn vật hữu linh, bái vật giáo, quan niệm tô - tem, quan niệm vạn vật tương giao.

Người nguyên thủy có khuynh hướng diễn đạt cái trừu tượng bằng cái cảm tính, cụ thể, do kém phát triển về mặt trừu tượng hóa.

Người nguyên thủy có quan niệm và thực hành ma thuật Bởi vì tư duy nguyên thuỷ chưa phát triển năng lực phân biệt, người nguyên thuỷ chưa phân biệt được cái chủ quan và khách quan, vật chất và tinh thần...

b. Những đặc điểm tư duy trên tạo thành lối tư duy thần thoại. Tư duy thần thoại được cụ thể hóa thành những quan niệm và truyện kể thần thoại

c. Người xưa tin vào các sự kiện được kể lại trong thần thoại và thường gắn liền việc diễn xướng thần thoại với các hình thức nghi lễ (các hình thức thực hành tín ngưỡng).

 

7. Các truyện thần thoại như Thần Trụ Trời và Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng có còn giá trị đối với thế hệ trẻ ngày nay.

8. Chú ý vào:

Cốt truyện của thầûn thoại Việt nhìn chung còn đơn giản,  ít tình tiết. Chính vì vậy mà có người cho rằng thần thoại Việt chưa mang hình thức hoàn chỉnh của câu chuyện. Một số ít tác phẩm thần thoại tương đối dài, có tính tiết thường là truyện đã bị cổ tích hóa (Chú cuội cung trăng) truyền thuyết hóa (Sơn Tinh - Thủy Tinh).

 

Nhân vật chính trong thần thoại là thần. Thần trong thần thoại gắn với quan niệm vạn vật có linh hồn nên nó khác với thần của tôn giáo. Thần được gọi bằng những tên khác nhau như: Ông, bà, thần, tinh, trời... các vị thần trong thần thoại khác nhau ở chức năng, việc làm.