Vì sao nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi”?

Hoạt động 3 - Gặp gỡ tác giả

Trả lời câu hỏi:

1. Vì sao nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi”?

2. Xác định câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài.

3. Những câu thơ được dẫn đóng vai trò gì trong bài viết?

4. Câu cuối cùng của bài viết có mối quan hệ như thế nào với những câu mở đầu?

Tìm kiếm thông tin về một tác giả mà em yêu thích để giới thiệu với các bạn.

Bài Làm:

1. Nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi” vì những bài thơ của Lò Ngân Sủ khiến người đọc như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt.

2. Câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài: Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong ông?

3. Những câu thơ được dẫn đóng vai trò minh họa rõ nét thể hiện chủ đề chính được nói đên trong bài Nhà thơ Lò Ngân Sủn thật sự là “người con của núi”

4. Câu cuối cùng của bài viết giải thích lý do cho những câu mở đầu?

Tìm kiếm thông tin về một tác giả mà em yêu thích để giới thiệu với các bạn:  Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh (sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955) được biết đến qua nhiều tác phẩm văn học về đề tài tuổi mới lớn, các tác phẩm của ông rất được độc giả ưa chuộng và nhiều tác phẩm đã được chuyển thể thành phim. Ông lần lượt viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi và hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải phóng Chủ nhật với bút danh Chu Đình Ngạn. Ngoài ra, ông còn có những bút danh khác như Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông,...Ông nổi tiếng với các tác phẩm: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi là Bê tô, Kính vạn hoa,...