Dựa vào bảng 20.2, hãy cho biết khí hậu ở nơi có nhiều thực vật và nơi có ít thực vật khác nhau như thế nào.

II. VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT TRONG TỰ NHIÊN

1/ 

a. Dựa vào bảng 20.2, hãy cho biết khí hậu ở nơi có nhiều thực vật và nơi có ít thực vật khác nhau như thế nào.

b. Em rút ra được kết luận gì về vai trò của thực vật đối với khí hậu

2/ Quan sát hình 20.3 và giải thích vì sao cần trồng nhiều cây xanh

3/ Dựa vào kiến thức đã học về oxyen và không khí, em hãy cho biết điều gì sẽ xảy ra nếu như cây xanh trên Trái Đất bị chặt phá quá mức? Khi đó lượng oxygen trong không khí thay đổi như thế nào?

4/ Quan sát hình 20.4 và cho biết khi có mưa lớn, điều gì sẽ xảy ra với đất ở trên đồi không có hoặc ít cây che phủ. Cầm làm gì để khắc phục điều đó? 

5/ Quan sát hình 20.5 và 20.6 và cho biết vai trò của thực vật đối với động vật.

6/ Nêu một số ví dụ về những động vật mà nơi ở của chúng là thực vật theo bảng 20.3

STT Tên động vật Nơi ở của động vật 
Lá cây Thân, cành cây Gốc cây
1 Sâu cuốn lá x    
? ? ? ? ?

7/ Lấy ví dụ tên con vật và tên cây mà con vật đó sử dụng làm thức ăn. Nêu rõ bộ phận của cây mà con vật đó sử dụng theo gợi ý trong bảng 20.4 

STT
Tên con vật  Tên cây  Bộ phận của cây mà con vật sử dụng
Rễ , củ Quả Hạt
1 Thỏ Cà rốt x x    
? ? ? ? ? ? ?

8/ Hãy tìm hiểu những biện pháp giữ an toàn cho cơ thể khi tiếp xúc với thực vật có chứa chất độc

Bài Làm:

1/ Khí hậu ở nơi có nhiều thực vật ánh sáng chiếu xuống mặt đất yếu, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, gió thổi yếu. Từ đó chứng tỏ thực vật góp phần điều hòa khí hậu.

2/ Thực vật góp phần giữ cân bằng oxygen và carbon dioxide trong không khí, điều hòa khí hậu của Trái Đất, làm giảm ô nhiễm không khí, chống xói mòn đât và bảo vệ nguồn nước. Thực vật cung cấp thức ăn và nơi ở cho động vật.

3/ 
  • Rừng bị thu hẹp trong khi lượng khí thải sinh hoạt và công nghiệp thì ngày càng nhiều lên làm mất cân bằng sinh thái, đe dọa đến cuộc sống của con người.
  • Không còn rừng, đất đai bị xói mòn, sạt lở, tình trạng rửa trôi đất diễn ra khiến cho đất ngày càng bị bạc màu, thoái hóa, chất lượng đất ngày càng xấu.
  • Lượng khí thải nhiều làm thủng tầng ozon, tấm lá chắn bao bọc và bảo vệ trái đất đang có nguy cơ biến mất, trái đất ngày càng nóng lên và con người phải đối mặt với hàng loạt các nguy cơ tiềm ẩn mà lớn nhất là nguy cơ các căn bệnh nan y do ảnh hưởng của nguồn nước, không khí bị ô nhiễm.
  • Rừng là một nguồn tài nguyên vô giá, diện tích rừng bị thu hẹp cũng khiến cho nền kinh tế của nhiều quốc gia bị tổn hại nghiêm trọng.

4/ 

  • Rừng có tác dụng hết sức quan trọng trong việc điều hòa, giữ nước và ngăn cản dòng chảy, nay đã bị phá rỗng ruột, hễ mưa xuống là bao nhiêu nước đổ về vùng thấp một cách nhanh chóng, khiến nhiều người không kịp trở tay. Hơn nữa rừng còn có tác dụng giữ kết cấu đất, đá bền chặt hơn nhờ rễ cây ăn xuống chằng chịt, khi mưa xuống không dễ gì đất, đá bị sạt lở, gây vùi lấp, ngăn cách giao thông…
  • Biện pháp: trồng rừng, hạn chế tình trạng đốt nương rẫy gây cháy rừng, tăng cường kiểm tra và xử phạt những trường hợp khai thác trái phép gỗ, nâng cao nhận thức cho người dân.

5. Vai trò của thực vật với động vật:

  • Là thức ăn của động vật
  • Là nơi ở, trú ngụ, làm tổ của nhiều loài động vật

6. 

STT Tên động vật Nơi ở của động vật 
Lá cây Thân, cành cây Gốc cây
1 Sâu cuốn lá x    
2 Khỉ   x  
3 Chim   x  
4 Ong   x  
5 Kiến thợ dệt x    

7/

STT
Tên con vật  Tên cây  Bộ phận của cây mà con vật sử dụng
Rễ , củ Quả Hạt
1 Thỏ Cà rốt x x    
2 Ốc sên Rau xà lách x      
3 Trâu Ngô x x x  
4 Khỉ Hạt dẻ     x x
5 Lúa       x

8/

  • Đi bao tay, bịt khẩu trang, tránh tiếp xúc trực tiếp
  • Khi đã tiếp xúc thì ngay lập tức đi rửa tay và gặp bác sĩ tư vấn
  • Không sử dụng những loại quả, lá, thực phẩm từ thực vật lạ