Hãy phân tích tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, lần thứ tư đối với xã hội, văn hóa. Việt Nam đã và đang thích nghi với cuộc cách mạng đó như thế nào?

3.2. Tác động

Đọc thông tin và quan sát Bảng 9, Hình 9.16, hãy phân tích tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, lần thứ tư đối với xã hội, văn hóa. Việt Nam đã và đang thích nghi với cuộc cách mạng đó như thế nào?

Bài Làm:

- Tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, lần thứ tư đối với xã hội, văn hóa:

  • Đối với xã hội:
    • Tích cực:
      • Xuất hiện của giai cấp công nhân hiện đại. Số lượng công nhân có tri thức, kĩ năng và trình độ chuyên môn cao ngày càng tăng, số lượng công nhân lao động phổ thông có xu hướng giảm dần. 
      • GCCN hiện đại tiếp tục giữ vai trò là lực lượng chính trị - xã hội chủ yếu trong các cuộc đấu tranh chính trị.
    • Tiêu cực: Làm gia tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở các nước, xói mòn văn hóa, giá trị truyền thống của công đồng. 
  • Đối với văn hóa:
    • Tích cực:
      • Mở rộng mối liên hệ và giao lưu giữa con người với con người. 
      • Thúc đẩy các cộng đồng, các dân tộc, các nền văn hóa xích lại gần nhau hơn. 
      • Đưa tri thức xâm nhập sâu vào nền sản xuất vật chất.
      • Tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng của người dân.
    • Tiêu cực:
      • Làm tăng sự lệ thuộc của con người vào công nghệ.
      • Phát sinh tình trạng văn hóa lai căng.
      • Nguy cơ đánh mất văn hóa truyền thống.
      • Xung đột giữa nhiều yếu tố, giá trị văn hóa truyền thống, hiện đại. 

- Sự thích nghi của Việt Nam đối với các cuộc cách mạng công nghiệp: Đứng trước sự phát triển nhanh chóng và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, giai cấp công nhân Việt Nam có những thuận lợi đan xen với khó khăn cơ bản:

  • Về thuận lợi: giai cấp công nhân Việt Nam có số lượng đang tăng lên. Công nhân trong doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh; ngược lại, công nhân trong doanh nghiệp nhà nước ngày càng giảm về số lượng. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện. Số công nhân có tri thức, nắm vững khoa học - công nghệ tiên tiến tăng lên. Công nhân trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp xúc với máy móc, thiết bị tiên tiến, làm việc với các chuyên gia nước ngoài nên được nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, rèn luyện tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến. Lớp công nhân trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu, có trình độ học vấn, văn hóa, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, sẽ là lực lượng lao động chủ đạo, có tác động tích cực đến sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong tương lai…
  • Về khó khăn: trước yêu cầu của sự phát triển, giai cấp công nhân nước ta còn nhiều hạn chế, bất cập. “Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế; đa phần công nhân từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống.