Trình bày những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật của nền văn minh Đại Việt.

3.5. Nghệ thuật

Đọc thông tin và quan sát Hình 17.5, hãy:

  • Trình bày những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật của nền văn minh Đại Việt.
  • Nêu giá trị của "An Nam tứ đại khí" đối với nền văn minh Đại Việt.

Bài Làm:

  • Những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật của nền văn minh Đại Việt:
    • Kiến trúc: hệ thống cung, điện, chùa, tháp, thành quách được xây dựng ở nhiều nơi với quy mô lớn và vững chãi. Tiêu biểu là Hoành Thành Thăng Long, thành nhà Hồ, thành Lam Kinh, thành nhà Mạc, đại nội Huế,... Nhiều ngôi chùa có kiến trúc độc đáo được xây dựng như chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc,...
    • Điêu khắc: điêu khắc trên đá, gốm thể hiện phong cách đặc sắc, tinh xảo với nhiều loại hình phong phú như hoa văn trang trí sóng nước, hoa sen, hoa cúc,.. Đặc biệt là hình tượng rồng qua các triều đại Lý, Trần, Lê sơ.
    • Âm nhạc: phát triển mạnh với nhiều thể loại (nhạc dân gian, nhạc cung đình,...), nhạc cụ phong phú. Từ thời Lê sơ, âm nhạc cung đình có vai trò quan trọng trong các sự kiện lớn của triều đình. Nghệ thuật sân khấu phát triển với nhiều loại hình như hát chèo, hát tuồng, hát quan họ,...
    • Lễ hội: là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong dân gian được duy trì và được tổ chức hằng năm với nhiều loại hình như hội mùa, Tết nguyên đán,....; những trò vui như đấu vật, đua thuyền,...
  • Giá trị của "An Nam tứ đại khí" đối với nền văn minh Đại Việt:
    • An Nam tứ đại khí là bốn kỳ quan, bốn vật quốc bảo của nước ta thời Lý, Trần bao gồm: Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng chùa Quỳnh Lâm và vạc Phổ Minh.  Đây được coi là 4 kỳ quan, 4 quốc bảo, 4 công trình nghệ thuật dưới thời Lý, Trần.
    • Trải qua thăng trầm của lịch sử, tứ đại khí gắn với bốn ngôi chùa danh tiếng đều chung số phận bị thất lạc và phá hủy. Tuy nhiên chúng vẫn hiện hữu trong các sự tích hiện thời, nhắc nhở con cháu Đại Việt về một thời cực thịnh của Phật giáo và những giá trị tự hào dân tộc mà chúng mang lại.