22.46. Nêu một số biện pháp chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường ở địa phương em....

22.46. Nêu một số biện pháp chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường ở địa phương em.

22.47. Lập bảng về các ngành động vật không xương sống theo mẫu bảng sau:

Ngành Động vật không xương sống Đặc điểm nhận biết Đại diện Vai trò và tác hại
       
       
       
       

Bài Làm:

22.46. Biện pháp phòng chống sâu bọ có hại mà an oàn cho môi trường là phải bảo vệ sâu bọ có ích. Có thể dùng biện pháp cơ giới để diệt sâu bọ có hại hoặc dùng thiên địch, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu độc hại.

22.47.

Ngành Động vật không xương sống Đặc điểm nhận biết Đại diện Vai trò và tác hại
Ngành Ruột khoang Cơ thể đối xứng tỏa tròn. Thủy tức, sứa, hải quỳ, san hô.

- Lợi ích:

+ Làm thức ăn cho con người.

+ Cung cấp nơi ẩn nấp cho các động vật khác.

+ Tạo cảnh quan thiên nhiên độc đáo ở biển.

- Tác hại:

+ Một số loài có độc tính cao có thể gây tổn thương cho động vật và con người khi tiếp xúc.

+ Một số loài gây ngứa cho con người khi tiếp xúc.

Ngành Giun Động vật không xương sống; cơ thể dài, đối xứng hai bên; phân biệt đầu, thân. Giun dẹp, giun tròn, giun đốt.

- Lợi ích:

+ Đối với nông, lâm nghiệp: làm tơi xốp, làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, làm thức ăn cho con người (rươi).

- Tác hại: gây nhiều bệnh cho người và động vật.

Ngành Thân mềm Cơ thể mềm và không phân đốt. Đa số các loài có lớp vỏ cứng bên ngoài bảo vệ cơ thể. Ốc sên, mực, sò.

- Lợi ích: làm thức ăn, lọc sạch nước bẩn,...

- Tác hại: gây hại cho cây trồng (ốc sên).

Ngành Chân khớp Có bộ xương ngoài bằng chất kitin; các chân phân đốt, có khớp động. Tôm, cua, nhện, châu chấu,...

- Lợi ích: làm thức ăn cho con người (tôm, cua), thụ phấn cho cây trồng (ong).

- Tác hại: gây hại cho cây trồng (châu chấu), lây truyền các bệnh nguy hiểm cho con người (ruồi, muỗi).