Hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính trị, xã hội Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX là

Câu 1. Hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính trị, xã hội Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX là

A. Nho giáo.

B. Đạo giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Phật giáo.

Câu 2. Những tôn giáo nào sau đây đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX?

A. Hồi giáo, Đạo giáo.

B. Phật giáo, Đạo giáo.

C. Phật giáo, Hồi giáo

D. Thiên Chúa giáo, Đạo giáo.

Câu 3. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng về thành tựu trong kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến?

A. Chịu ảnh hưởng của kiến trúc Hin-đu giáo.

B. Không có nhiều công trình kiến trúc đặc sắc.

C. Nhiều công trình kiến trúc đặc sắc đã trở thành biểu tượng của văn hoá Trung Quốc.

D. Không có tầm ảnh hưởng ra bên ngoài.

Câu 4. Hãy đặt các cụm từ sau đây vào chỗ chấm (...) để có nội dung đúng về thành tựu kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến:

A. dệt lụa tơ tằm; B. đồ sứ; C. khai thác hầm mỏ; D. làm giấy; E. chế tạo thuốc súng.

Tiếp nối thành tựu kĩ thuật từ thời kì cổ đại, các lĩnh vực.... (1), ..... (2), làm đồ gốm tiếp tục được duy trì và có bước phát triển mới. Bên cạnh đó, một số lĩnh vực, ngành nghề mới xuất hiện hoặc có nhiều tiến bộ như làm..... (3), ..... (4), . (5). La bàn đi biển và bánh lái tàu thuyền cũng có nhiều cải tiến mới.

Câu 5. Hãy kể tên ba tác phẩm văn học nổi tiếng của Trung Quốc thời phong kiến. Tác phẩm nào gắn với tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt Nam?

Câu 6. Bằng những hiểu biết của bản thân và tìm hiểu thêm các nguồn thông tin phù hợp, hãy viết một đoạn văn ngắn về ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc đến khu vực châu Á.

Bài Làm:

Câu 1: A

Câu 2: B

Câu 3: C

Câu 4.

(1)-A; (2)-D; (3)-B; (4)-E; (5)-C

Câu 5.

Tên ba tác phẩm văn học nổi tiếng của Trung Quốc thời phong kiến Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí, Hồng lâu mộng. Trong đó tác phẩm Tây du kí gắn với tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt Nam.

Câu 6. 

Chữ viết[sửa | sửa mã nguồn]

Đời nhà Thươngngười Trung Hoa đã có chữ Giáp cốt được viết trên mai rùa, xương thú, được gọi là Giáp cốt văn. Qua quá trình biến đổi, từ Giáp cốt văn hình thành nên Thạch cổ vănKim văn. Tới thời Tần, sau khi thống nhất Trung Quốc, chữ viết cũng được thống nhất trong khuôn hình vuông được gọi là chữ Tiểu triện.

Văn học[sửa | sửa mã nguồn]

Kinh Thi là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc do nhiều tác giả sáng tác thời Xuân-Thu, được Khổng Tử sưu tập và chỉnh lý. Kinh Thi gồm có 3 phần: Phong, Nhã, Tụng.

Thơ Đường là thời kỳ đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc. Trong hàng ngàn tác giả có ba nhà thơ lớn nổi bật là Lý BạchĐỗ PhủBạch Cư Dị.

Tới thời Minh – Thanhtiểu thuyết lại rất phát triển với các tác phẩm tiêu biểu như: Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Thủy hử (Thi Nại Am), Tây du ký (Ngô Thừa Ân), Nho lâm ngoại sử (Ngô Kính Tử), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần),... Trong đó, Hồng lâu mộng được đánh giá là tiểu thuyết có giá trị nhất.

Sử học