Giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 9 bài 35: Benzen (T2)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 9 bài 35: Benzen (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Bài 35: BENZEN (T2)
I. Mục Tiêu:
Sau khi học xong, HS có thể:
1. Kiến thức
 Viết được CTPT, CTCT, nêu được đặc điểm cấu tạo của benzen;
 Nêu được các tính chất vật lí, một số tính chất hóa học và viết được PTHH dạng thu gọn để minh họa;
 Nêu được các ứng dụng của benzen.
2. Kĩ năng
 Rèn các kĩ năng quan sát thí nghiệm và hiện tượng thực tế rút ra kiến thức,
 Làm được bài tập tính toán theo PTHH có hiệu suất, bài tập phân biệt các chất.
3. Thái độ
 Giáo dục lòng yêu thích môn học, học tập tích cực.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
 Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT và TT;.
 Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực thực hành hoá học; Năng lực tính toán hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
 Phẩm chất: Yêu quê hương đất nước; Nhân ái, khoan dung, Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân.
II. Chuẩn bị
- GV
 Đồ dùng: bộ mô hình phân tử dạng rỗng, video thí nghiệm phản ứng cháy, phản ứng thế brom của C6H6.
 Bài giảng điện tử, bảng nhóm, bút dạ.
- HS: Nghiên cứu trước bài mới.
III. Phương pháp – Kỹ thuật dạy học
 Phương pháp: PP trò chơi, PP dạy học nhóm; PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình, PP thực hành thí nghiệm.
 Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT khăn trải bàn; KT động não; phòng tranh, …
IV. Tiến trình hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (8)
GV: Gọi 2 HS Báo cáo vòng tròn nội dung bản đồ tư duy về benzen.
HS: Trình bày phần báo cáo của mình
GV: Nhận xét và tổng kết.
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
C. HOẠT DỘNG LUYỆN TẬP
• Hoạt động: Luyện tập (30p)
1. Phương pháp: DH nhóm
2. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ
3. Hình thức tổ chức: cặp đôi
4. Năng lực: Ngôn ngữ, hợp tác
5. Phẩm chất: chăm học.
GV yêu cầu HS: Trao đổi nội dung BT mục C bài 1, 2, 3 đã chuẩn bị ở nhà.
- Báo cáo bằng cách gọi ngẫu nhiên từng cặp, mỗi cặp một bài.
HS: Báo cáo kết quả
GV: Nhận xét và chữa (Nếu sai)
HS: Nghe nhận xét và tự hoàn thiện vào vở.

GV yêu cầu HS: Chia sẻ Bài 4 và Bài 5 theo nội dung đã chuẩn bị. (4 nhóm Bài 4, 4 nhóm Bài 5) và nhận xét.
HS:
+ Ghi nội dung bài làm ra bảng nhóm.
+ Trình bày trước lớp, lắng nghe nhận xét, phản biện.
+ Nghe nhận xét của GV và hoàn thiện vào vở. C. Hoạt động luyện tập
Bài 1: Đáp án C
Bài 2: a, PTHH :
C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr
0,2mol  0,2mol
b, Khối lượng benzen đã phản ứng:
mbenzen = 0,2.78 = 15,6 (g)
Khối lượng benzen cần dùng:
m = 15,6 : 80% = 19,5 (g)
Bài 3: Những chất làm mất màu dd Br2 và phản ứng:
C4H4 + 3Br2 → C4H4Br6
C4H6 + 2Br2 → C4H6Br4
C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr
Bài 4:
Gọi số mol ban đầu của benzen là x mol.
Chất kết tủa là CaCO3
KL bình tăng = KL CO2 + KL H2O
nCO2 = 6x, nH2O = 3x, n CaCO3 = 6x
=> 6,36 = 6x.44 + 3x.18
=> x = 0,02
mbenzen = 0,02.78 = 1,56 (g)
mkết tủa = 0,02.6.100 = 12(g)
Bài 5:
C6H6 + X2 C6H5X + HX
HX + NaOH  NaX + H2O
Theo PTHH: số mol C6H5X = số mol HX = số mol NaOH = 4,0 : 40 = 0,1 (mol)
Khối lượng C6H5X = 11,25 : 0,1 = 112,5
=> X = 35,5 => X là Cl
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3p)
GV: Yêu cầu đại diện 1 HS báo cáo nội dung mục D đã chuẩn bị.
HS: Lắng nghe nhận xét và hoàn thiện vào vở.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (3p)
GV: Yêu cầu 1 HS Chia sẻ nội dung chuẩn bị ở nhà phần E và Ghi nội dung công việc ở nhà:
+ Nghiên cứu trước bài 36 “Dầu mỏ và khí thiên nhiên. Nhiên liệu”
+ Chuẩn bị dự án theo nhóm: Tìm hiểu về dầu mỏ, khí thiên nhiên, nhiên liệu để báo cáo thuyết trình.