Giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 9 bài 37: Ôn tập chủ đề 8. Hiđrocacbon. Nhiên liệu (T2)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 9 bài 37: Ôn tập chủ đề 8. Hiđrocacbon. Nhiên liệu (T2) Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Bài 37: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 8: HIDROCACBON. NHIÊN LIỆU (T2)
I. Mục tiêu
Sau khi học xong, HS có thể:
1. Kiến thức
 Hệ thống hóa lại được CTCT, đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học (phản ứng đặc trưng), ứng dụng chính và cách điều chế của metan, etilen, axetilen, benzen;
 So sánh tính chất hóa học của các hidrocacon và giải thích được nguyên nhân của sự giống hay khác nhau đó;
 Nhắc lại được thành phần của khí thiên nhiên và khí mỏ dầu cũng như các sản phẩm chế biến từ nó; khái niệm và phân loại nhiên liệu.
2. Kĩ năng
 Rèn các kĩ năng viết và sử dụng kí hiệu, thuật ngữ hóa học, viết CTCT, PTHH của hợp chất hữu cơ.
3. Thái độ
 Giáo dục lòng yêu thích môn học, học tập tích cực.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
 Năng lực chung: Tư duy, tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng CNTT,
 Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực thực hành hoá học; Năng lực tính toán hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
 Phẩm chất:
o Yêu quê hương đất nước; Nhân ái, khoan dung
o Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân.
II. Chuẩn bị
1. GV
 Đồ dùng: Bài giảng điện tử, bảng nhóm, bút dạ.
2. HS
 Nghiên cứu trước bài mới; chuẩn bị nội dung theo hướng dẫn từ tiết trước.
III. Phương pháp – Kĩ thuật dạy học
 Phương pháp: PP trò chơi, PP dạy học nhóm; PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình, PP thực hành thí nghiệm.
 Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT khăn trải bàn; KT động não; phòng tranh, …
IV. Tiến trình hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (5)
GV gọi 1 HS trả lời:
 So sánh tính chất hóa học của các hidrocacon đã được học và giải thích.
HS: Trình bày câu trả lời
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG – TÌM TỎI, MỞ RỘNG (39p)
1. Phương pháp: DH nhóm
2. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ
3. Hình thức tổ chức: cặp đôi
4. Năng lực: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác.
5. Phẩm chất: chăm học.
GV: Cho HS trao đổi làm các bài tập 2, 3, 4 đã chuẩn bị ở nhà.
- Báo cáo bằng cách gọi ngẫu nhiên mỗi bạn 1 bài.
HS: Trình bày bài làm
GV: Nhận xét và chữa (Nếu sai)

GV yêu cầu HS: Làm vệc nhóm làm các bài tập 5 trình bày ra bảng nhóm.
HS: Đại diện nhóm trình bày đáp án lắng nghe nhận xét, phản biện.
GV: Sửa chữa, bổ sung (nếu có)

GV: Nhắc nhở HS về nhà học bài và đọc trước bài 38 III. Bài tập
Bài 2: Dẫn hỗn hợp qua dd Br2 dư, propen và propin bị giữ lại, khí bay ra thu được là metan.
Bài 3:
2CH4 C2H2 + 3H2
C2H2 + 2H2 C2H6
C2H6 + Cl2 C2H5Cl
C2H4 + H2 C2H6
Bài 4:
- Đốt cháy metan cho ngọn lửa xanh, không khói
- Đốt cháy etilen cho ngọn lửa vàng, ít khói.
- Đốt cháy axetilen cho ngọn lửa vàng, nhiều khói hơn.
→ Hợp chất càng no cháy càng ít khói, hợp chất càng không no thì cháy càng nhiều khói do có nhiều cacbon nên cháy không triệt để.
Bài 5: a) PTHH:
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
b, Tổng số mol khí ban đầu là:
nk = 0,896 : 22,4 = 0,04 (mol)
Số mol brom tham gia phản ứng là:
nBr2 = 4,8 : 160 = 0,03 (mol)
Số mol CO2 tạo thành là: nCO2 = 0,02 (mol)
Theo phương trình hóa học:
nCH4 = nCO2 = 0,02 (mol)
⇒VCH4 = 0,02 × 22,4 = 0,448 (lít)
⇒ naxetilen + etilen = 0,04 − 0,02 = 0,02 (mol)
Gọi số mol của etilen và axetilen trong hỗn hợp ban đầu là x, y (0 < x, y < 0,02)
Theo PTHH, ta có hệ phương trình sau:
x + y = 0,02 và x + 2y = nBr2 = 0,03
Giải hệ => x = y = 0,01
%VC2H4 = %VC2H2 = 0,01 : 0,04 .100% = 25%