Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 3: Các nước Đông Bắc Á (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 bài 3: Các nước Đông Bắc Á (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Điều mà cách mạng Trung Quốc chua thực hiện sau cuộc nội chiến (1946 - 1949)?

  • A. Thủ tiêu chế độ nửa thực dân nửa phong kiến ở Trung Quốc.
  • B. Lật đổ nền thống trị của Quốc Dân đảng ở Nam Kinh.
  • C. Giải phóng toàn bộ Trung Hoa lục địa.
  • D. Thu hổi chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa.

Câu 2: Ý nghĩa quốc tế về sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là gì?

  • A. Kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của để quốc đối với nhân dân Trung Hoa.
  • B. Báo hiệu sự kết thúc ách thống trị, nô dịch của chế độ phong kiến và tư bản trên đất Trung Hoa.
  • C. Tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã hội và tăng cường sức mạnh của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
  • D. Đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 3: Trung Quốc bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cơ sở tình hình đầt nước như thế nào?

  • A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa tương đối phát triển.
  • B. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa kém phát triển.
  • C. Có một nền nông nghiệp phát triển.
  • D. Có một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.

Câu 4: Cuộc nội chiến (1946 - 1949) ở Trung Quốc trải qua mấy giai đoạn ?

  • A. 2      
  • B. 3      
  • C. 4    
  • D. 5

Câu 5: Mười năm đầu xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa (1949 - 1959), Trung Quốc đã thi hành chính sách đối ngoại như thế nào?

  • A. Chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
  • B. Chống Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa.
  • C. Thi hành một chính sách đối ngoại tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.
  • D. Quan hệ thân thiện với Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa khác.

Câu 6: Điểm nổi bật của ngoại giao Trung Quốc trong những năm 1949 - 1959 ?

  • A. Trung Quốc thi hành chính sách ngoại giao trung lập, tích cực.
  • B. Trung Quốc thi hành chính sách đối ngoại thân Mĩ, đồng thời tích cực ủng hộ phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước thuộc địa.
  • C. Quan hệ Trung Quốc với hai nước Ấn Độ, Liên Xô hết sức căng thẳng.
  • D. Trung Quốc thi hành chính sách ngoại giao tích cực, góp phần củng cố hoà bình, thúc đẩy sự phát triển của phong hào cách mạng thế giới.

Câu 7: Mười năm đầu xây dựng chế độ Xã hội chủ nghĩa (1949 - 1959), Trung Quốc đã thi hành chính sách đối ngoại như thế nào?

  • A. Chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
  • B. Chống Mĩ và các nước Tư bản chủ nghĩa.
  • C. Thi hành một chính sách đổi ngoại tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.
  • D. Thi hành một chính sách đối ngoại tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.

Câu 8: Trước sự lớn mạnh của cách mạng Trung Quốc, tập đoàn Tưởng Giới Thạch thực hiện âm mưu gì?

  • A. Phát động cuộc nội chiến nhằm tiêu diệt Đảng Cộng sản và phong trào cách mạng Trung Quốc.
  • B. Cấu kết với đế quốc Mĩ để tiêu diệt cách mạng Trung Quốc.
  • C. Đưa 50 vạn quân sang Mĩ để huấn luyện quân sự.
  • D. Huy động toàn bộ lực lượng quân đội chính qui tấn công vào vùng giải phóng do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Câu 9: Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập vào thời gian nào?

  • A. Tháng 12 - 1945.
  • B. Tháng 8 - 1948.
  • C. Tháng 9 - 1948.
  • D. Tháng 10 - 1945.

Câu 10: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, yếu tố nào là cơ bản nhất giúp cách mạng Trung Quốc có nhiều biến động khác trước?

  • A. Sự giúp đỡ của Liên Xô.
  • B. Lực lượng cách mạng lớn mạnh nhanh chóng.
  • C. Ảnh hưởng của phong trào cách mạnh thế giới.
  • D. Vùng giải phóng được mở rộng.

Câu 11: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tập đoàn Tưởng Giới Thạch âm mưu phát động cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm mục đích gì?

  • A. Tiêu diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc.
  • B. Tiêu diệt phong trào cách mạng Trung Quốc
  • C. Xóa bỏ ảnh hưởng của Liên Xô ở Trung Quốc
  • D. Câu A và B đúng.

Câu 12: Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp vào thời gian nào?

  • A. Tháng 12-1978.      
  • B. Tháng 10 – 1987.
  • C. Đầu năm 1980.       
  • D. Tháng 12-1989.

Câu 13: Chủ trương nào của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ sau năm 1959 đã 3 959 gây nên tình trạng khủng hoảng và trì trệ của xã hội Trung Quốc?

  • A. Xây dựng “Công xã nhân dân”.
  • B. Thực hiện đường lối “Đại nhảy vọt”
  • C. Thực hiện cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản”
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 14: Cuộc “Đại cách mạng văn hoá vô sản” ở Trung Quốc diễn ra vào thời gian nào?

  • A. 1966 - 1969
  • B. 1966 - 1971
  • C. 1967 - 1969
  • D. 1967 – 1970

Câu 15: Trong số các nước sau, nước nào không thuộc khu vực Đông Bắc Á ?

  • A. Trung Quốc, Nhật Bản.
  • B. Hàn Quốc, Đài Loan.
  • C. Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Nhật Bản.
  • D. Ápganixtan, Nêpan.

Câu 16: Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc có đặc điểm gì?

  • A. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.
  • B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
  • C. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm.
  • D. Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm.

Câu 17: Người đề xướng đường lối cải cách - đổi mới đất nước Trung Quốc là ai ?

  • A. Lưu Thiếu Kì        
  • B. Chu Dung Cơ
  • C. Giang Trạch Dân        
  • D. Đặng Tiểu Bình

Câu 18: Cuộc "Đại cách mạng vô sản" ở Trung Quốc diễn ra vào những năm

  • A. 1966 - 1969       
  • B. 1966 – 1971
  • C. 1967 - 1969      
  • D. 1968 – 1976

Câu 19: Điểm nổi bật của nền kinh tế Trung Quốc trong thời kì đổi mới (1978 - 2000)

  • A. Là nền kinh tế nông - công nghiệp phát triển theo hướng tự cấp tự túc.
  • B. Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.
  • C. Xây dựng nền kinh tế thị trường tự do.
  • D. Xây dựng nền kinh tế thị trường xà hội chù nghĩa.

Câu 20: Trung Quốc chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm :

  • A. 1964.      
  • B. 1965.
  • C. 1973.      
  • D. 1959.