Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 3: Các nước Đông Bắc Á (P12)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 bài 3: Các nước Đông Bắc Á (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, yếu tố nào là cơ bản nhất giúp cách mạng Trung Quốc phát triển so với trước?

  • A. Sự giúp đỡ của Liên Xô .
  • B. Lực lượng cách mạng lớn mạnh nhanh chóng.
  • C. Ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới.
  • D. Vùng giải phóng được mở rộng.

Câu 2: Chủ trương nào của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ sau 1959 đã gây ra tình trạng khủng hoàng và trì trệ của xã hội Trung Quốc?

  • A. Xây dựng "Công xã nhân dân".
  • B. Thực hiện đường lối "Đại nhảy vọt”.
  • C. Thực hiện cuộc "Đại cách mạng hoá vô sản"
  • D. Tất cả các vấn đề trên.

Câu 3: Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp vào thời gian nào?

  • A. Tháng 12 - 1978.
  • B. Cuối năm 1978.
  • C. Đầu năm 1980.
  • D. Tháng 12 - 1989.

Câu 4: Từ năm 1987 trở đi, trong chính sách đối ngoại, Trung Quốc bình thường hóa quan hệ với các nước nào?

  • A. Mi, Liên Xô, Mông Cổ.
  • B. Liên Xô, Mông Cổ, Lào, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
  • C. Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam, Cu-ba.
  • D. Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ

Câu 5: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ I đến năm 1949, ở Trung Quốc đã xảy ra bao nhiêu cuộc nội chiến ?

  • A. 1      
  • B. 2      
  • C. 3      
  • D. 4

Câu 6: Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của Đường lối chung là:

  • A. Lấy cải cách kinh tế làm trung tâm.
  • B. Lấy đổi mới chính trị làm trung tâm.
  • C. Đổi mới kính tế và đổi mới chính trị được tiến hành đồng thời.
  • D. Đổi mới chính trị là nền tảng, là khâu đột phá để đẩy mạnh đổi mới kinh tế.

Câu 7: Cuộc nội chiến lần thứ tư (1946 - 1949) ở Trung Quốc nỗ ra là do:

  • A. Đảng Cộng sản phát động.
  • B. Tập đoàn phản động Tưởng Giới Thạch phát động, có sự giúp đỡ của đế quốc Mĩ.
  • C. Đế quốc Mĩ giúp đỡ Quốc dân đảng.
  • D. Quốc dân đảng cấu kết với bọn phản động quốc tế.

Câu 8: Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc mang tính chất gì?

  • A. Một cuộc cách mạng tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo.
  • B. Một cuộc cách mạng vô sản do giai cấp vô sản lãnh đạo.
  • C. Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
  • D. Một cuộc nội chiến

Câu 9: Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Trung Quốc tiến hành trong khoảng thời gian nào?

  • A. 1949 - 1953
  • B.1953 - 1957
  • C.1957 - 1961 
  • D.1961 – 1965

Câu 10: Nét nổi bật trong quan hệ đối ngoại giữa Trung Quốc với Liên Xô trong những năm 1959 - 1978 ?

  • A. Liên Xô - Trung Quốc hợp tác hữu nghị, đoàn kết chặt chẽ, thống nhất cao trong việc giải quyết những vấn đề chung của thế giới.
  • B. Liên Xô vẫn giúp đỡ Trung Quốc về vốn, khoa học - kĩ thuật, phát triển kinh tế, tuy nhiên giữa hai nước đã bắt đầu xuất hiện những bất đổng, mâu thuẫn về đường lối xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
  • C. Mâu thuẫn Liên Xô - Trung Quốc ngày càng sâu sắc. Các cuộc xung đột quân sự đã diễn ra ở vùng biên giới hai nước.
  • D. Trung Quốc tìm mọi cách để khôi phục lại mối quan hệ hợp tác hữu nghị với Liên Xô.

Câu 11: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tập đoàn Tưởng Giới Thạch âm mưu phát động cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm mục đích:

  • A. Tiêu diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc.
  • B. Tiêu diệt phong trào cách mạng Trung Quốc.
  • C. Xoá bỏ ảnh hưởng của Liên Xô ở Trung Quốc.
  • D. A và B đều đúng.

Câu 12: Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của nhân dân Trung Quốc hoàn thành nhờ vào yếu tố nào?

  • A. Sự nỗ lực của nhân dân Trung Quốc.
  • B. Sự giúp đỡ của các nước chủ nghĩa xã hội.
  • C. Sự giúp đỡ của Liên Xô.
  • D. Sự lao động quên mình của nhân dân Trung Quốc và sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô

Câu 13: Đường lối “Ba ngọn cờ hồng” do ai đề xướng:

  • A. Mao Trạch Đông.
  • B. Lưu Thiếu Kì
  • C. Lâm Bưu.
  • D. Chu Ân Lai

Câu 14: Trung Quốc bước vào thời kì xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên cơ sở tình hình đất nước như thế nào?

  • A. Quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa tương đối phát triển
  • B. Quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa kém phát triển.
  • C. Có một nền nông nghiệp phát triển.
  • D. Có một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.

Câu 15: Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc mang tính chất:

  • A. Một cuộc cách mạng tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo
  • B. Một cuộc cách mạng vô sản do giai cấp vô sản lãnh đạo.
  • C. Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
  • D. Một cuộc nội chiến.

Câu 16: Thực chất của cuộc nội chiến 1946 - 1949 ở Trung Quốc là gì ?

  • A. Là cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở Trung Quốc.
  • B. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, nhằm lật đổ nền thống trị phong kiến lâu đời ở Trung Quốc.
  • C. Là cuộc đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển của dân tộc: CNXH hay CNTB.
  • D. Là cuộc đấu tranh chống lại nền thống trị của chủ nghĩa thực dân mới ở Trung Quốc.

Câu 17: Thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng” Trung Quôc đạt được những thành tựu gì?

  • A. Nền kinh tế Trung Quốc có một bước phát triển nhảy vọt.
  • B. Đời sống nhân dân Trung Quốc được cải thiện.
  • C. Kinh tế phát triển nhưng đời sống nhân dân Trung Quốc khó khăn
  • D. Nền kinh tế hỗn loạn, sản xuất giảm sút, đời sống nhân dân điêu đứng.

Câu 18: Năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với vùng lãnh thổ ?

  • A. Hồng Kông.       
  • B. Đài Loan.
  • C. Ma Cao.         
  • D. Bành Hổ.

Câu 19: Từ sau năm 1987, đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc có gì mới so với trước?

  • A. Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa.
  • B. Kiên trì cải cách dân chủ nhân dân.
  • C. Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
  • D. Thực hiện cải cách mở cửa.

Câu 20: Ý nghĩa quốc tế về sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là:

  • A. Kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc đối với nhân dân Trung Hoa.
  • B. Báo hiệu sự kết thúc ách thống trị, nô dịch của chế độ phong kiến tư bản trên đất Trung Hoa.
  • C. Tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã hội thế giới và tăng cường sức mạnh của phong trào giải phóng dân tộc.
  • D. Đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội