Ảnh hưởng từ các nền văn hóa minh lớn thế giới đến chữ viết của Đông Nam Á như thế nào?

2. Chữ viết và văn học

Câu 1. Ảnh hưởng từ các nền văn hóa minh lớn thế giới đến chữ viết của Đông Nam Á như thế nào?

Câu 2. Hãy cho biết cơ sở hình thành nền văn học (văn học dân gian và văn học viết) ở khu vực  Đông Nam Á. 

Bài Làm:

Câu 1. 

Ảnh hưởng từ các nền văn hóa minh lớn thế giới đến chữ viết của Đông Nam Á: 

  • Tiếp nhận nhiều chữ viết từ bên ngoài và sáng tạo chữ viết của mình: 
  • Việt Nam tiếp nhận chữ Hán (Trung Quốc) từ đầu Công nguyên để tạo thành chữ Nôm
  • Chữ Phạn, chữ Pa-li (Ấn Độ) được du nhập vào ĐNA từ thế kỉ III - IV để hình thành chữ Chăm-pa cổ, chữ Thái cổ, chữ Kher-me cổ
  • Chữ viết A-rập du nhập vào các quốc gia Nam Đảo, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a. 
  • Từ thế kỉ XVI, chữ viết của nhiều quốc gia ĐNA được La-tinh hóa và được sử dụng đến ngày nay. 

Câu 2. Cơ sở hình thành nền văn học (văn học dân gian và văn học viết) ở khu vực Đông Nam Á:

Văn học Đông Nam Á đã được hình thành trên cơ tầng văn hoá nói chung của Đông Nam Á thời tiền sử, đó là nền văn minh nông nghiệp lúa nước.

=> Nền văn minh nông nghiệp lúa nước là cội nguồn và bản sắc riêng, phát triển liên tục trong lịch sử. Lớp văn hoá nguyên sơ này được nhiều nhà nghiên cứu gọi là cơ tầng văn hoá Đông Nam Á. Lớp văn hoá nguyên sơ này được nhiều nhà nghiên cứu gọi là cơ tầng văn hoá Đông Nam Á. Trên cơ tầng văn hoá này, văn học dân gian, văn học viết nảy nở, phát triển. Văn học dân gian được xem là ngọn nguồn của văn học dân tộc khu vực Đông Nam Á và đây cũng là lớp văn hoá bản địa trước khi Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của các nền văn hoá lớn từ bên ngoài.