Nêu những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt và cho biết, đối với em, thành tựu nào ấn tượng nhất? Vì sao?

Luyện tập

Câu 1. Nêu những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt và cho biết, đối với em, thành tựu nào ấn tượng nhất? Vì sao?

Bài Làm:

* Những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt:

 - Về kinh tế:

 + Nông nghiệp: 

  • Cây trồng chính là lúa nước, khuyến khích sản xuất nông nghiệp qua lễ Tịch điền đầu năm. 
  • Nhà nước đặt chức Hà đê sứ để khuyến khích, Khuyến nông sứ để chăm lo việc đê điều, trị thủy. Công cuộc khai phá đất hoang được chú trọng.
  • Thủ công nghiệp: nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển, nhiều nghề mới ra đời. 
  • Một số làng, phường thủ công chuyên nghiệp xuất hiện. 
  • Nghề đóng tàu, thuyền ra đời sớm và đạt trình độ cao.

 + Thương nghiệp: góp phần trực tiếp tạo nên sự phồn thịnh của các quốc gia Đại Việt, nhất là ở các đô thị và cảng thị. 

  • Thời Lý Trần đã phổ biến việc đúc tiền kim loại, thời nhà Hồ đã có tiền giấy. Kinh đô Thăng Long là trung tâm buôn bán sầm uất. Thăng Long thời Lý Trần có 61 phố phường. 
  • Thời Lê Sơ sắp xếp thành 36 phố phường, việc bán với các nước Trung Quốc và ĐNA phát đạt. 
  • Từ thế kỉ XVI-XVIII, Đại Việt mở rộng buôn bán với Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Pháp,....qua các trung tâm ở Thăng Long, Phố Hiến (thuộc Đàng Ngoài), Thanh Hà, Hội An, Sài Gòn, Đồng Nai, Mỹ Tho, Hà Tiên (thuộc Đàng Trong). 

- Về chính trị: 

  • Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền với vai trò tối cao của nhà vua, phát triển từ thế kỉ XI và hoàn thiện, đạt đến đỉnh cao vào thế kỉ XV. 

=> Sự hoàn thiện bộ máy nhà nước là một bước trưởng thành về văn minh chính trị của quốc gia Đại Việt. 

  • Nhà nước phong kiến Đại Việt đã lãnh đạo thành công nhiều cuộc kháng chiến chống xâm lược như chống Tống, chống Mông,...
  • Luật Hồng Đức mang đậm tính dân tộc, có những điểm tiến bộ về mặt kĩ thuật lập pháp, được xem là bộ luật tiến bộ nhất thời phong kiến Việt Nam. 

- Về tư tưởng, tôn giáo:

  • Tư tưởng yêu nước, thương dân phát triển theo hai xu hướng dân tộc và thân dân.
  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tổ tiên:
  • Xây dựng lăng miếu, đền đài thờ tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc, các vị tổ nghề,....
  • Sẵn sàng tiếp thu ảnh hưởng các tôn giáo từ Ấn Độ, Trung Hoa, kể cả phương Tây trên cơ sở hòa nhập với tín ngưỡng cổ truyền, tạo nên một nếp sống văn hóa rất nhân văn.

- Tôn giáo

  • Phật giáo:  Phát triển mạnh trong buổi đầu độc lập và trở thành quốc giáo thời Lý Trần. Sang thời Trần, thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời. Từ thế kỉ XV, mất vai trò quốc giáo, song vẫn có sự phát triển mạnh mẽ, đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
  • Đạo giáo: phổ biến trong dân gian và được các triều đại phong kiến trong dân gian coi trọng, có vị trí nhất định trong xã hội. 
  • Nho giáo: dần phát triển cùng với sự phát triển của giáo dục và thi cử. Từ thế kỉ XV, Nho giáo giữ vị trí độc tôn, là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị để xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Góp phần to lớn trong việc đào tạo đội ngũ tri thức.

- Về giáo dục, văn học:

  • Giáo dục: nhà Lý mở khoa thi đầu tiên năm 1075 để tuyển chọn nhân tài, xây dựng Quốc Tử Giám là nơi học tập cho con em quý tộc quan lại. Nhà Trần lập Quốc học viện. Đến thời Lế sơ, nền giáo dục và thi cử ngày càng quy củ. Con em bình dân ưu tú cũng được đi học, đi thi. Có nhiều bậc hiền tào như Chu Văn An, Nguyễn Trãi,...
  • Chữ viết: Đề cao chữ Nôm bên cạnh chữ Hán. Đến thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ ra đời từ sự cải tiến bảng chữ cái La tinh và phát triển thành chữ viết chính thức ngày nay của Việt Nam.
  • Văn học: văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm, văn học dân gian, thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, khát vọng hòa bình, tự do,...

- Về khoa học:

  • Sử học: Nhà Trần thành lập Quốc sử viện, nhà Nguyễn thành lập Quốc sử quán. Nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí tục biên, Đại Việt sử kí toàn thư,...
  • Địa lí học: Những công trình tiêu biểu có Dư địa chí (Nguyễn Trãi, thời Lê sơ), Hồng Đức bản đồ sách (thời Lê Thánh Tông), Đại Nam nhất thống trí (Quốc sử quán triều Nguyễn).
  • Toán học: Các tác phẩm Lập thành toán pháp (Vũ Hữu), Đại thành toán pháp,...
  • Khoa học quân sự: Nhà Hồ đã chế tạo được súng thần cơ. Nhà Tây Sơn chế tạo được các loại đại pháo, hỏa pháo, các loại chiến thuyền gắn nhiều đại bác. Nhà Nguyễn xây thành quách theo kiến trúc vô-băng với các công trình nổi bật như Kinh thành Huế, thành Hà Nội,.... Tư tưởng và nghệ thuật quân sự đặc sắc có "tiên phát chế nhân" (Lý Thường Kiệt), "tâm công" (Nguyễn Trãi),...
  • Y học: các danh y vừa lo việc chữa bệnh, cứu người, vừa biên soạn nhiều bộ y thư có giá trị như: Tuệ Tĩnh viết Nam dược thần hiệu, Chu Văn An viết Y học yếu giải tập chú di biên,...

- Về nghệ thuật:

  • Âm nhạc: Phát triển với nhiều thể loại: múa rối nước, ca đối đáp, hát ví giặm, tuồng chèo, quan họ, ngâm thơ, ả đào, hát xẩm. Từ thời Lê, âm nhạc cung đình có vai trò quan trọng gắn liền với quốc thể.  Nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm như Lễ tịch điền, Hội thề Minh Thệ, Giỗ tổ Hùng Vương, Hội Gióng,...
  • Kiến trúc: Phát triển mạnh dưới thời Lý Trần. Từ thời Lê sơ, cung điện, lâu đài, thành quách và chùa tháp được xây dựng với quy mô lớn, kiến trúc bề thế và vững chãi

=> Nhiều công trình tiêu biểu là Hoàng Thành Thăng Long, thành nhà Hồ,...Những ngôi chùa nổi tiếng được xây dựng như chùa Một Cột, chùa Quán Sứ, chùa Trấn Quốc, chùa Phổ Minh, chùa Quỳnh Lâm, chùa Thiên Mụ, chùa Báo Quốc,....

  • Điêu khắc: trên đá, gốm rất độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc, điêu khắc gỗ phát triển, các bực chạm gỗ ở đình làng, tượng Phật chạm trổ chi tiết, mềm mại. 

* Thành tựu ấn tượng nhất với em là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương:

  Xuất phát từ mạch nguồn dân tộc, từ sự tôn vinh những nhân vật lịch sử có công dựng nước đã tạo lập ra một quốc gia, dân tộc. Nên tất cả những người dân đất Việt đều có ý thức tôn thờ các vua Hùng là vị vua Thủy Tổ, là tổ tiên của dân tộc Việt Nam.