Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 6 KN bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, khu vực Đông Nam Á đã lần lượt xuất hiện các quốc gia sơ kì nào? 

Câu 2: Trình bày quá hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á? 

Câu 3: Vì sao nói Đông Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng? 

Câu 4: Em hãy cho biết hoạt động giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên? 

Câu 5: Tác động của việc giao lưu thương mại đối với sự ra đời của các quốc gia sơ kỳ Đông Nam Á như thế nào? 

Bài Làm:

Câu 1: 

Khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, khu vực Đông Nam Á đã lần lượt xuất hiện các quốc gia sơ kì, như: Văn Lang, Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam…

Câu 2: 

- Thế kỉ VII TCN - VII, ở Đông Nam Á lần lượt xuất hiện các quốc gia sơ kì:

+ Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam (ở Việt Nam hiện nay)

+ Các vương quốc ở hạ lưu sông Chao Phray-a (Thái Lan).

+ Các vương quốc ở các đảo thuộc In-đô-nê-xi-a hiện nay.

- Do vị trí thuận lợi, buôn bán bằng đường biển ở một số quốc gia ngày càng thành đạt. Một số thành thị sầm uất đã xuất hiện như: Óc Eo, Ta-cô-la…

Câu 3: 

Do vị trí nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Dộ Dương với Thái Bình Dương, từ lâu nay khu vực Đông Nam Á vẫn được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải.

Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng.

Câu 4: 

- Hoạt động thương mại, đặc biệt là buôn bán bằng đường biển rất phát triển.

- Thị trường buôn bán rộng mở, trong đó:

+ Buôn bán giữa các quốc gia Đông Nam Á với nhau

+ Buôn bán giữa các quốc gia Đông Nam Á với bên ngoài

Câu 5: 

- Đông Nam Á là một khu vực địa lí – lịch sử - văn hóa mang sắc thái riêng biệt. với địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa kèm theo mưa thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa nước. Vào những thế kỉ tiếp giáp công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã sử dụng phổ biến đồ sắt, kinh tế nông nghiệp phát triển.

- Đồng thời, chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc (thông quan việc giao lưu thương mại) nhiều vương quốc cổ đã xuất hiện ở khu vực này, ví dụ:

+ Trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã xuất hiện các nhà nước: Văn Lang, Âu Lạc; Vương quốc Phù Nam và Vương quốc Chăm-pa.

+ Tại lưu vực sông Mê Nam, người Môn đã thành lập Vương quốc Đva-ra-va-ti; Ha-ri-pun-giay-a.

+ Tại lưu vực sông I-ra-oa-di, người Môn thành lập các Vương quốc Tha-tơn và Pê-gu; người Pi-u thành lập Vương quốc Sri Kse-tra.

+ Trên bán đảo Mã Lai xuất hiện các Vương quốc: Kê-đa; Tam-Bra-lin-ga; Tu-ma-sic.

+ Trên lãnh thổ In-đô-nê-xi-a ngày nay ra đời các Vương quốc Ma-layu; Ta-ru-ma, Can-tô-li.