Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Lịch sử 6 KN bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Điểm giống nhau về điều kiện tự nhiên giữa Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại? 

Câu 2: Nêu hiểu biết của em về luật Ha-mu-ra-bai của người Lưỡng Hà? 

Câu 3: Điểm khác nhau giữa Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại về điều kiện tự nhiên là gì? 

Bài Làm:

Câu 1: 

Điểm giống nhau giữa Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại: 

- Các dòng sông Nin và sông Ơ-phơ-rát, Ti-gơ-rơ đều cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của cư dân cổ đại nơi đây. 

- Hằng năm, sau mỗi mùa nước lũ, các dòng sông này bồi đắp tạo nên những cánh đồng màu mỡ, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. 

- Các dòng sông ở Ai Cập và Lưỡng Hà còn trở thành con đường giao thông chính, kết nối giữa các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải. 

- Nhờ những điều kiện tự nhiên thuận lợi nên các quốc gia cổ đại Ai Cập và Lưỡng Hà được thành lập rất sớm. Và được thành lập ở lưu vực các dòng sông đó. 

Câu 2: 

- Luật Ha-mu-ra-bi được lấy theo tên của vua Ha-mu-ra-bi, người trị vì ở Lưỡng Hà từ năm 1750 TCN. Bộ luật gồm 282 điều. 

- Luật Ha-mu-ra-bi cho thấy nhà nước quan tâm và khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, buộc người nông dân phải tích cực cày cấy mà không được bỏ hoang, nếu người nào bỏ ruộng hoang thì không những vẫn phải nộp thuế (bằng mức thuế của người cày ruộng bên cạnh), mà còn phải cày bừa ruộng cho bằng phẳng rồi mới được trả lại cho chủ ruộng. 

Câu 3: 

- Khác nhau:

+ Ai Cập là một thung lũng hẹp và dài nằm dọc theo lưu vực sông Nin, giáp Địa Trung Hải và Biển Đỏ. Lưỡng Hà là vùng đất nằm giữa hai con sông C-phơ-rát, Ti-gơ-rơ, giáp sa mạc A-ra-bi-an và vịnh Ba Tư (vịnh Péc-xích). 

+ Tuyến đường giao thông chủ yếu ở Ai Cập là tuyến đường đi giữa các vùng của Ai Cập như từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập và ngược lại. Còn ở Lưỡng Hà không có biên giới thiên nhiên hiểm trở, đi lại dễ dàng nên hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa Lưỡng Hà với các vùng xung quanh. Thương nhân Lưỡng Hà có điều kiện rong ruổi khắp Tây Á nên kinh tế thương nghiệp phát triển,