Ở điều kiện chuẩn, 2 mol nhôm tác dụng vừa đủ với khí chlorine tạo ra muối aluminium chloride và giải phóng một lượng nhiệt 1 390,81 kJ. a) Viết và cân bằng phương trình hóa học của phản ứng. Đây có phải là phản ứng oxi hóa – khử không? Vì sao? b) Bi

15. 7. Ở điều kiện chuẩn, 2 mol nhôm tác dụng vừa đủ với khí chlorine tạo ra muối aluminium chloride và giải phóng một lượng nhiệt 1 390,81 kJ.

a) Viết và cân bằng phương trình hóa học của phản ứng. Đây có phải là phản ứng oxi hóa – khử không? Vì sao?

b) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng bằng bao nhiêu? Phản ứng trên thu nhiệt hay tỏa nhiệt?

c) Tính lượng nhiệt được giải phóng khi 10 gam AlCl3 được tạo thành.

d) Nếu muốn tạo ra được 1,0 kJ nhiệt lượng cần bao nhiêu gam Al phản ứng?

Bài Làm:

a) PTHH: 2Al(s) + 3Cl2(g) → 2AlCl3(g)

Đây là phản ứng oxi hóa – khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử trong phản ứng (số oxi hoá của Al tăng từ 0 đến +3, số oxi hoá của Cl giảm từ 0 xuống - 1).

b) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng: $\Delta _{r}H_{298}^{o}$=−1390,81kJ<0

→ Phản ứng trên tỏa nhiệt.

c) Cứ 1 mol AlCl3 tạo thành giải phóng:

1390,81 : 2=695,405kJ

Lượng nhiệt được giải phóng khi 10 gam AlCl3 được tạo thành là:

(10 : 133,5)×695,405=52,09(kJ).

d) Cứ 1 mol Al phản ứng giải phóng:

1390,81 : 2 = 695,405kJ

Nếu muốn tạo ra được 1,0 kJ nhiệt lượng cần khối lượng Al phản ứng là:

(1 : 695,405)×27=0,03888(gam).