Cho biết đơn phân và liên kết giữa các đơn phân tạo nên phân tử protein. Tại sao trên bao bì của một số loại thực phẩm...

III. PROTEIN

1. Amino acid

Câu hỏi 7. Cho biết đơn phân và liên kết giữa các đơn phân tạo nên phân tử protein.

Câu hỏi 8. Tại sao trên bao bì của một số loại thực phẩm có ghi cụ thể thành phần các amino acid không thay thế?

Câu hỏi 9. Dựa vào hình 6.7, nêu các nguyên tố chính cấu tạo nên phân tử amino acid.

Giải bài 6 Các phân tử sinh học

2. Protein

Câu hỏi 10. Vì sao chỉ có 20 loại amino acid nhưng tạo nên được rất nhiều loại protein?

Câu hỏi 11. Dựa vào hình 6.1, kể tên những thực phẩm giàu protein.

Vận dụng 2. Tại sao khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ các loại amino acid và đủ lượng protein?

Câu hỏi 12. Phân biệt các bậc cấu trúc của phân tử hemoglobin. Bậc cấu trúc nào của phân tử protein đóng vai trò quyết định các bậc cấu trúc còn lại?

Câu hỏi 13. Khi thực hiện chức năng, protein có cấu trúc bậc mấy?

Vận dụng 3. Bệnh thiếu máu do hồng cầu hình lưỡi liềm là hậu quả của đột biến thay thế amino acid glutamic acid ở vị trí số 6 thành valine trong một chuỗi polypeptide của hemoglobin, làm cho phân tử protein chuyển thành dạng chuỗi dài và thay đổi hình dạng hồng cầu. Bậc cấu trúc nào của hemoglobin bị biến đổi?

Bài Làm:

Câu hỏi 7. 

Đơn phân tạo nên phân tử protein là các amino acid với liên kết peptide.

Câu hỏi 8. 

Trên bao bì của một số loại thực phẩm có ghi cụ thể thành phần các amino acid không thay thế vì đây là những amino acid mà người và động vật không tự tổng hợp được nhưng cần thiết cho hoạt động sống, do đó, phải thu nhận từ nguồn thức ăn.

Câu hỏi 9. 

Các nguyên tố chính cấu tạo nên phân tử amino acid là C, O, H.

Câu hỏi 10. 

Chỉ có 20 loại amino acid nhưng tạo nên được rất nhiều loại protein vì protein là polymer sinh học, được cấu tạo từ hàng chục, hàng trăm nghìn gốc amino acid kết hợp với nhau bằng liên kết peptide, tạo thành chuỗi polypeptide thẳng có nhiều hình dạng khác nhau như dạng cầu, dạng sợi,...

Câu hỏi 11.

Một số thực phẩm giàu protein như: trứng, ức gà, thịt bò, phô mai, sữa, bông cải xanh, hạnh nhân, yến mạch,...

Vận dụng 2. 

Khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ các loại amino acid và đủ lượng protein vì protein có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể:

+ tham gia hầu hết các hoạt động sống của tế bào;

+ đóng vai trò là chất xúc tác sinh học cho hầu hết các phản ứng, là thành phần cấu trúc nên tế bào, cơ thể;

+ tham gia vận chuyển các chất qua màng, trong tế bào và cơ thể;

+ điều hòa các quá trình trao đổi chất, truyền thông tin di truyền, sinh trưởng, phát triển, sinh sản; vận động tế bào và cơ thể;

+ là chất dự trữ; 

+ bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm virus, vi khuẩn và các bệnh tật.

Câu hỏi 12. Phân biệt các bậc cấu trúc của phân tử hemoglobin. Bậc cấu trúc nào của phân tử protein đóng vai trò quyết định các bậc cấu trúc còn lại?

Các bậc cấu trúc phân tử hemoglobin

Đặc điểm

Cấu trúc bậc 1

Trình tự sắp xếp các amino acid trong chuỗi polypeptide và được ổn định bằng liên kết peptide. Cấu trúc bậc 1 đặc trưng cho từng loại protein và là một cơ sở để xác định quan hệ họ hàng của các sinh vật.

Cấu trúc bậc 2

Có dạng xoắn hoặc gấp nếp cục bộ trong không gian của chuỗi polypeptide nhờ các liên kết hydrogen giữa các nguyên tử H và O của các liên kết peptide.

Cấu trúc bậc 3

Có dạng cuộn lại trong không gian của toàn chuỗi polypeptide nhờ liên kết disulfide (S – S) giữa hai gốc cysteine ở xa nhau trong chuỗi và các liên kết yếu như tương tác kị nước, liên kết hydrogen, liên kết ion giữa các gốc R.

Cấu trúc bậc 4

Đối với những phân tử protein gồm hai hay nhiều chuỗi polypeptide có cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng, các chuỗi này tương tác với nhau tạo thành cấu trúc bậc 4

Câu hỏi 13. 

Khi thực hiện chức năng, protein có cấu trúc bậc 3 hoặc bậc 4 vì Protein chỉ thực hiện được chức năng khi đạt đến cấu trúc không gian.

Vận dụng 3. 

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do hemoglobin bị biến đổi khi ở cấu trúc bậc 4.