Phân tích tác phẩm Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa"

Câu hỏi 4. Phân tích tác phẩm Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa"

Bài Làm:

Đinh Trọng Lạc là nhà ngôn ngữ học, nhà phê bình văn học nổi tiếng của văn học Việt Nam. Trước khi qua đời, ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu như Phong cách học tiếng Việt (1997), Phong cách học với sự phát triển lời nói của học sinh (1993). ),…

Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa - Đinh Trọng Lạc trích trong "Theo Vẻ đẹp ngôn ngữ văn học qua các bài tập đọc lớp 4,5 - NXB Giáo dục, 2002". Vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tiếng gà trưa qua cái nhìn chân thật của tác giả thấy được những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu, tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm, tình quê hương đất nước. Bài thơ làm theo thể loại năm tiếng, có cách diễn đạt tình cảm tự nhiên và nhiều hỉnh ảnh bình di, chân thực. Tác phẩm chia  4 đoạn:  đoạn 1: Từ đầu đến “kỉ niệm của tuổi thơ”: Vẻ đẹp trong khổ thơ đầu tiên, đoạn 2: Tiếp theo đến “để cho cháu được vui sướng”: Phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ đoạn 3: Tiếp theo đến “vô bờ bến của bà”: Nét đặc biệt trong sau câu thơ đầu khổ thơ thứ 4, đoạn 4: Còn lại: Phân tích vẻ đẹp trong khổ thơ cuối cùng. Văn bản thuộc thể loại nghị luận. 

Mở đầu tác phẩm, tác giả sử dụng những hình ảnh quen thuộc như một xóm nhỏ, ổ gà và liên hệ đến hình ảnh con gà trong sáng tác của Trần Đăng Khoa. Kết thúc tác phẩm, là những tình cảm, cảm xúc của tác giả đối với hình tượng trong Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.

Về nội dung, văn bản giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa, nhận biết và phân tích được các biện pháp tu từ trong bài để làm rõ giá trị, sự tinh tế của một tác phẩm văn học. Về nghệ thuật, ngôn ngữ bình dị, gần gũi; cách triển khai ý kiến, lí lẽ, bằng chứng rõ ràng, mạch lạc; lối viết hấp dẫn, thuyết phục.