Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 22 dưới đây.

BÀI TẬP 1: Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 22 dưới đây.

Câu 1. Văn minh Đại Việt là những sáng tạo vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc sinh sông trên lãnh thô Việt Nam thời kì nào sau đây?

A. Thời kì Bắc thuộc.

B. Thời kì phong kiến độc lập (từ thế kỉ X đến giữa thé kỉ XIX).

C. Từ đầu Công nguyên đến giữa thế kỉ XIX.

D. Từ khi nhà nước đầu tiên xuất hiện đến giữa thế kỉ XIX.

Câu 2. Đặc trưng nỏi bật của văn minh Đại Việt thời Mạc là

A. kinh tế hướng ngoại.

B. kinh tế hướng nội.

C. độc tôn Nho giáo.

D. tính thống nhất.

Câu 3. Nội dung nào sau đây là đúng về văn minh Đại Việt?

A. Chỉ tiếp fhu văn minh Trung Hoa.

B. Tiếp †hu văn minh Trung Hoa, Án Độ, phương Tây....

C. Không tiếp thu văn minh phương Tây.

D. Chỉ tiếp thu văn minh Đông Nam Á và Trung Hoa.

Câu 4. “Tam giáo đồng nguyên" là sự kết hợp hài hoà giữa các tư tưởng, tôn giáo nào sau đây?

A. Nho giáo — Phật giáo — Đạo giáo.

B. Nho giáo — Phật giáo — Công giáo.

C. Phật giáo — Án Độ giáo — Công giáo.

D. Phật giáo — Bà La Môn giáo — Nho giáo.

Câu 5. Thiết chế chính trị quân chủ trung ương tập quyên ở Việt Nam đạt đến đỉnh cao vào thời nào sau đây?

A. Thời Định — Tiền Lê. C. Thời Trần.

B. Thời Lý. D. Thời Lê sơ.

Câu 6. Chọn đáp án thích hợp điền vào chỗ trống (......) để hoàn thiện câu dưới đây.

"Thời Lê trung hưng. văn minh Đại Việt phát triển theo xu hướng ...... và bước đâu tiêp xúc với văn minh ...... .

A. dân gian hoá/Ấn Độ. C. dân gian hoá/phương Đông.

B. cung đình hoá/phương Tây. D. dân gian hoá/phương Tây.

Câu 7. Văn minh Đại Việt thời Nguyễn có đặc điểm nổi bật nào sau đây?

A. Tính đa dạng. C. Tính bản địa.

B. Tính thống nhất. D. Tính vùng miễn.

Câu 8. Thiết ché chính trị thời Lý — Trần có đặc trưng nào sau đây?

A. Tập quyền thân dân. C. Chuyên chế.

B. Quan liêu. D. Phân quyên.

Câu 9. Chọn phương án sắp xếp các cuộc cải cách sau đây đúng theo trình tự thời gian.

A. Cải cách của Hồ Quý Ly — cải cách của Minh Mạng — cải cách của Lê Thánh Tông.

B. Cải cách của Lê Thánh Tông - cải cách của Hồ Quý Ly — cải cách của Minh Mạng.

C. Cải cách của Hồ Quý Ly — cải cách của Lê Thánh Tông — cải cách của Minh Mạng.

D. Cải cách của Lê Thánh Tông — cải cách của Minh Mạng - cải cách của Hồ Quý Ly.

Câu 10. Để khuyến khích nghề nông phát triển, các hoàng đề Việt Nam thường thực hiện nghi lễ nào sau đây?

A. Lễ Tịch điền. C. Lễ cầu mùa.

B. Lễ cúng cơm mới. D. Lễ đâm trâu.

Câu 11. Sự kiện nhà Lý cho dựng Đàn Xã Tắc ở Thăng Long năm 1048 đã thể hiện chính sách nào của nhà nước phong kiến?

A. Trọng nông. C. Trọng thương.

B. Bế quan toả cảng. D. Ức thương.

Câu 12. Cư dân Đại Việt không đạt được những thành tựu nào sau đây trong nông nghiệp?

A. Cải tiến kĩ thuật thâm canh lúa nước.

B. Mở rộng diện tích canh tác.

C. Du nhập và cải tạo các giống cây từ bên ngoài.

D. Chiếm 30% thị phần xuất khâu gạo ở khu vực.

Câu 13. “Những kẻ ăn trộm trâu của công thì xử 100 trượng, 1 con phạt thành 2 con".

(Trích Chiếu của vua Lý Thánh Tông trong Đại Việt sử kỷ toàn thư, Tập I, NXB Khoa học xã hội, 1967, tr. 232)

Đoạn trích trên thể hiện chính sách nào của Vương triều Lý?

A. Quan tâm bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

B. Nhà nước độc quyên trong chăn nuôi trâu bò.

C. Bảo vệ nguồn nguyên liệu cho nghề thủ công.

D. Bảo vệ trâu bò cho các gia đình nghèo.

Câu 14. Cục Bách tác là tên gọi của

A. các xưởng thủ công của Nhà nước.

B. cơ quan quản lí việc đắp đê.

C. các đồn điền sản xuất nông nghiệp.

D. cơ quan biên soạn lịch sử.

Câu 15. Thương nghiệp Việt Nam thời kì Đại Việt phát triển do nguyên nhân chủ quan nào sau đây?

A. Các chính sách trọng thương của nhà nước phong kiến.

B. Hoạt động tich cực của thương nhân nước ngoài.

C. Sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp.

D. Sức ép từ các nước lớn buộc triều đình Đại Việt phải mở cửa.

Câu 16. Hệ tư tưởng tôn giáo nào sau đây giữ địa vị thống trị ở Việt Nam trong các thế kỉ XV—XIX?

A. Phật giáo. C. Nho giáo.

B. Công giáo. D. Đạo giáo.

Câu 17. Chữ Quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu nào sau đây?

A. Truyền đạo. C. Sáng tác văn học.

B. Giáo dục. D. Sử dụng trong cung đình.

Câu 18. Các bia đá được dựng ở Văn Miếu —- Quốc Tử Giám (Hà Nội) thể hiện chính sách nào của Vương triều Lê sơ?

A. Đề cao giáo dục, khoa cử.

B. Cơi trọng nghề thủ công chạm khắc.

C. Phát triển các loại hình văn hoá dân gian.

D. Quan tâm đến biên soạn lịch sử.

Câu 19. Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Làng Sinh (Thừa Thiên Huế) là những làng nghê nổi tiêng trong lĩnh vực nào?

A. Đúc đồng. C. Gốm sứ.

B. Điêu khắc gỗ. D. Tranh dân gian.

Câu 20. Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam không có loại hình nào sau đây?

A. Múa tối. C. Kịch nói.

B. Ca trù. D. Chèo.

Câu 21. Sự ra đời của văn học chữ Nôm là một biểu hiện của

A. sự sáng tạo, tiếp biến văn hoá của người Việt Nam.

B. ảnh hưởng của quá trình truyền bá đạo Công giáo đến Việt Nam.

C. sự phát triển của văn minh Đại Việt thời Lý — Trần.

D. ảnh hưởng của văn hoá Án Độ đến Việt Nam trên phương diện ngôn ngữ.

Câu 22. Chọn từ thích hợp để điển vào chỗ trống (......), hoàn thiện câu sau đây: Nền văn minh Đại Việt là nên văn minh ...... và văn hoá làng xã.

A. nông nghiệp độc canh cây lúa

B. hướng biển

C. nông nghiệp lúa nước

D. thương nghiệp

Bài Làm:

1.B. Thời kì phong kiến độc lập (từ thế kỉ X đến giữa thé kỉ XIX).

2.A. kinh tế hướng ngoại.

3.B. Tiếp †hu văn minh Trung Hoa, Án Độ, phương Tây....

4.A. Nho giáo — Phật giáo — Đạo giáo.

5.D. Thời Lê sơ.

6.D. dân gian hoá/phương Tây.

7.B. Tính thống nhất.

8.A. Tập quyền thân dân.

9.C. Cải cách của Hồ Quý Ly — cải cách của Lê Thánh Tông — cải cách của Minh Mạng.

10.A. Lễ Tịch điền.

11.A. Trọng nông. 

12.D. Chiếm 30% thị phần xuất khâu gạo ở khu vực.

13.A. Quan tâm bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

14.A. các xưởng thủ công của Nhà nước.

15.C. Sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp.

16.C. Nho giáo.

17.A. Truyền đạo. 

18.A. Đề cao giáo dục, khoa cử.

19.D. Tranh dân gian.

20.C. Kịch nói.

21.A. sự sáng tạo, tiếp biến văn hoá của người Việt Nam.

22.C. nông nghiệp lúa nước