7. (Câu hỏi 4, SGK) Hãy phân tích vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài Đại cáo qua các dẫn chứng cụ thể

7. (Câu hỏi 4, SGK) Hãy phân tích vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài Đại cáo qua các dẫn chứng cụ thể.

Bài Làm:

  • Bài Đại cáo có sự kết hợp hài hoa giữa lập luận và tình cảm, cảm xúc của người viết.
  • Để giảm bớt sự khô khan của văn nghị luân, để các luận đề, luận điểm có thể đi vào lòng người một cách dễ dàng, tạo nên xúc cảm ở người đọc thì cần có sự kết hợp giữa lập luận và tình cảm, cảm xúc của người viết.

          Đại cáo bình Ngô được viết bởi một tác giả lớn, một nhà tư tưởng và nhà văn hoá, nhà nhân đạo kiệt xuất của thời đại nên chứa đựng trong các luận đề, luận điểm và lí lẽ của bài Đại cáo những tình cảm hết sức lớn lao của một người yêu nước, thương dân với tấm lòng “Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông”, “dành còn để trợ dân này”.

          Những tình cảm và cảm xúc lớn lao đó được thể hiện trong toàn bộ bài Đại cáo là tình yêu và tự hào về lịch sử dân tộc, về nền văn hiến, văn hoá lâu đời của đất nước, tình yêu thương với người dân nghèo khó; lòng căm thù giặc sâu sắc; tình cảm đoàn kết, gắn bó keo sơn vượt qua gian khổ; sự nhân đạo đối với kẻ thủ bại trận, khát vọng xây dựng một đất nước hùng mạnh, hoà bình;...

  • Các em cần tìm kiếm một số dẫn chứng cụ thể trong bài Đại cáo để phân tích và làm sáng rõ mối quan hệ giữa các yêu tố lập luận và yếu tố xúc cảm, trữ tình được thể hiện trong tác phẩm.
  • Các em cũng cần chỉ ra biểu hiện của các bút pháp nghệ thuật được Nguyễn Trãi sử dụng trong bài Đại cáo như bút pháp trữ tình, bút pháp anh hùng ca với giọng văn biền ngẫu gây xúc động lòng người đã góp phần tạo nên tính biểu cảm của tác phẩm.