Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và khổ thơ kết của bài thơ.

Bài tập 4. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và khổ thơ kết của bài thơ.

Bài Làm:

Ở khổ thơ thứ hai, điệp từ “dù” chồng chất thêm những khoảng cách về không gian (“đi đâu”), thời gian (“xa cách bao lâu”), về quy luật đổi thay, biến suy của thiên nhiên (“gió mây kia đổi hướng thay màu”), những lỗi hẹn, lỗi nhịp của trái tim con người “không trao” nhau nữa, hay không thể trao nhau nữa vì bất cứ một lí do chủ quan hay khách quan nào (“Dù trái tim em không trao anh nữa”) để nhấn mạnh điểm tựa tinh thần kì diệu, vượt lên tất cả những điều đó của “thoáng hương tràm” (“Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”). Quan hệ tương phản giữa ba dòng thơ đầu và dòng thơ cuối khiến “thoáng hương tràm” trở thành “một thứ bùa ngải nhiệm màu” của tình yêu. Với “hương tràm”, tình ta cứ “bên nhau” bất chấp mọi sự xa cách, trở ngại.