Trong bài thơ, nhân vật trữ tình xưng “tôi”, sau đó chuyển sang xưng “ta”, (“chúng ta”). Theo em, việc thay đổi hai đại từ này có ý nghĩa gì?

Bài tập 5. Trong bài thơ, nhân vật trữ tình xưng “tôi”, sau đó chuyển sang xưng “ta”, (“chúng ta”). Theo em, việc thay đổi hai đại từ này có ý nghĩa gì?

Bài Làm:

Nhân vật trữ tình xưng “tôi”, sau đó chuyển sang xưng “ta”, (“chúng ta”) trong bài thơ thể hiện dụng ý của tác giả:

  • Khi nhà thơ xưng "tôi" trong những câu thơ như: "Tôi nhớ những ngày thu đã xa", "Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi" là để thể hiện nỗi niềm, cái tôi cá nhân. Đó là cái tôi khao khát cái đẹp, tự do, chan hòa.
  • Khi tác giả xưng "ta", "chúng ta" trong câu thơ như "nước chúng ta", "lòng ta bát ngát ánh bình minh" để bộc lộ niềm tự hào, vui sướng hòa chung không khí độc lập, tự do. Lúc này, khao khát của tác giả cũng chính là khao khát của biết bao cái "tôi" lí tưởng ngoài kia.

=> Việc thay đổi đại từ của tác giả đã cho ta thấy được sự thay đổi từ cái "tôi" cá nhân đến lí tưởng chung. Sống cống hiến cho tổ quốc, tự hào với bầu trời tự do không chỉ còn của riêng ai mà là mong muốn của cả dân tộc.