Trắc nghiệm đại số 9 bài 7: Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm đại số 9 bài 7: Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Kết quả của rút gọn biểu thức: $A=(\frac{x\sqrt{x}+y\sqrt{y}}{\sqrt{x}+\sqrt{y}}-\sqrt{xy}):(x-y)+\frac{2\sqrt{y}}{\sqrt{x}+\sqrt{y}}$ là?

  • A. A = 1        
  • B. $A = \sqrt{x} + \sqrt{y}$
  • C. $A = \sqrt{x} - \sqrt{y}$        
  • D. $A = 2\sqrt{y}$

Câu 2: Cho biểu thức: $B=(\frac{x\sqrt{x}+x+\sqrt{x}}{x\sqrt{x}-1}-\frac{\sqrt{x}+3}{1-\sqrt{x}}).\frac{x-1}{2x+\sqrt{x}-1}$

$(với x ≥ 0; x ≠ 1 và x ≠ 1/4)$.

Tìm giá trị của x để $B < 0$.

  • A. $0 < x < \frac{1}{4}$        
  • B. $0 ≤ x < \frac{1}{4}$
  • C. $x > \frac{1}{4}$       
  • D. $x ≤ 0$

Câu 3: Cho biểu thức: $(\frac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{xy}+1}+\frac{\sqrt{xy}+\sqrt{x}}{1-\sqrt{xy}}+1):(1-\frac{\sqrt{xy}+\sqrt{x}}{1-\sqrt{xy}}-\frac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{xy}+1})$

Nếu $\frac{1}{\sqrt{x}}+\frac{1}{\sqrt{y}}=6$ thì Max A bằng ?

  • A. 9        
  • B. 3        
  • C. 36        
  • D. 18

Câu 4: Cho biểu thức: $P=\frac{x\sqrt{x}-2x-\sqrt{x}+2}{x\sqrt{x}-3\sqrt{x}-2}+\frac{x\sqrt{x}+2x-\sqrt{x}-2}{x\sqrt{x}-3\sqrt{x}+2}$

Với giá trị nào của x thì $A > 1$

  • A.$x>1$
  • B.$x\leq 1$
  • C.$\left\{\begin{matrix}x>1\\ x\neq 1\end{matrix}\right.$.
  • D.$x<4$

Câu 5: Giá trị x, y, z để thỏa mãn $\sqrt{x}+\sqrt{y-z}+\sqrt{z-x}=\frac{1}{2}(y+3)$ là ?

  • A. $x = 1; y = 3; z = 2$        
  • B. $x = 1; y = 2; z = 4$
  • C. $x = 4; y = 3; z = 2$        
  • D. $x = 1; y = 2; z = 2$

Câu 6: Cho các biểu thức $P(x)=\frac{5x-12\sqrt{x}-32}{x-16}$ và $Q(x) = x + \sqrt{x} + 3$. Tìm số nguyên x0 sao cho $P(x_{0})$ và $Q(x_{0})$ là các số nguyên, đồng thời $P(x_{0})$ là ước của $Q(x_{0})$.

  • A. $x_{0} = 4$        
  • B. $x_{0} = 1$        
  • C. $x_{0} = 3$        
  • D. $x_{0} = 2$

Câu 7: Cho biểu thức: $\frac{2m+\sqrt{16m}+6}{m+2\sqrt{m}-3}+\frac{\sqrt{m}-2}{\sqrt{m}-1}+\frac{3}{\sqrt{m}+3}-2$

Tìm giá trị tự nhiên m để P là số tự nhiên ?

  • A. $m = 9$        
  • B. $m = 4$        
  • C. $m \in \left \{ 4; 9 \right \} $        
  • D. $m = 1$

Câu 8: Cho $x, y, z > 0$ thỏa mãn $xy + yz + zx = 1$. Tính giá trị của biểu thức:

$A=x\sqrt{\frac{(1+y^{2})(1+z^{2})}{1+x^{2}}}+y\sqrt{\frac{(1+z^{2})(1+x^{2})}{1+y^{2}}}+z\sqrt{\frac{(1+x^{2})(1+y^{2})}{1+z^{2}}}$

  • A. A = 1        
  • B. A = 3        
  • C. A = 2        
  • D. A = 0

Câu 9: Tính: $(\frac{2}{\sqrt{3}-1}+\frac{3}{\sqrt{3}-2}+\frac{15}{3-\sqrt{3}})\frac{1}{5+\sqrt{3}}$. Kết quả là: 

  • A.$\frac{1}{2}$
  • B.$3+\sqrt{2}$
  • C.$3-\sqrt{2}$
  • D.$-3-\sqrt{2}$
  • E.$3\sqrt{2}$

Câu 10: Cho biểu thức: $A=\frac{a-\sqrt{b}}{\sqrt{b}}:\frac{\sqrt{b}}{a+\sqrt{b}}$ và $B=(\frac{1-a\sqrt{a}}{1-\sqrt{a}}+\sqrt{a})(\frac{1-\sqrt{a}}{1-a})^{2}$

Hãy chọn phát biểu đúng: 

  • A.Ta luôn có A=5 và B=4
  • B.Ta luôn có A=0 và B=3
  • C.Ta luôn có A=5 và B=4
  • D.Với $a>0,a\neq 1$ và $b>0$, ta có $A=\frac{a^{2}}{b}-1$ và $B=1$
  • E.Với $a>0, a\neq 1$ và $b>0$, ta có $A=ab$ và $B=2$