Đọc lại văn bản Héc-to (Hector) từ biệt Ăng-đrô-mác (Andromache) trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 99 – 103) và trả lời các câu hỏi

Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt

Bài tập 1. Đọc lại văn bản Héc-to (Hector) từ biệt Ăng-đrô-mác (Andromache) trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 99 – 103) và trả lời các câu hỏi:

1. Khi nghe tin Ăng-đrô-mác đã rời khỏi nhà, Héc-to phản ứng như thế nào? Hành động đó cho thấy suy nghĩ, cảm xúc gì của nhân vật?

2. Phân tích diễn biến nội tâm của Ăng-đrô-mác thể hiện qua lời khuyên can của nàng dành cho Héc-to.

3. Qua lời đối thoại của Héc-to và Ăng-đrô-mác, bạn có nhận xét gì về số phận của con người trong chiến tranh?

4. Lời đáp của Héc-to với Ăng-đrô-mác cho thấy tâm trạng, tình cảm gì của chàng? Những tình cảm đó có mâu thuẫn với quyết định mở cổng thành của Héc-to không? Vì sao?

5. Trong văn bản có đoạn: “Héc-to lừng danh cúi xuống muốn ôm con trai vào lòng. Nhưng cậu bé khóc ré lên, nhao người về phía nhũ mẫu xống áo thướt tha. Ánh đồng sáng loá và cái ngủ bờm ngựa cong cong trên mũ trụ của cha làm nó e sợ. Người cha hồn hậu và người mẹ dịu hiền bật cười. Héc-to tháo ngay mũ trụ sáng loáng của mình đặt xuống đất. Theo bạn, các chi tiết được kể trong đoạn này có ý nghĩa gì?

6. Văn bản cho thấy người Hy Lạp quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa con người và thần linh?

7. "Và đã sinh ra trên mặt đất này, chẳng một ai dù quả cảm hay rụt rè, có thể trốn chạy được số phận.[...] Chiến tranh là bổn phận của mỗi người đàn ông sinh ra tại thành I-li-ông (llion) này, nhất là ta.. Bạn hiểu như thế nào về quan niệm này? Theo bạn, quan niệm đó có còn phù hợp với thời đại ngày nay không? Vì sao?

8. Tình huống chính được miêu tả trong đoạn trích là gì? Bạn có đồng ý với cách hành xử của các nhân vật trong tình huống này không? Vì sao?

Bài Làm:

1.  Phản ứng của Héc-to: tức thì rời nhà, chạy ngược theo những dãy phố thành Tơ-roa (Troy) xây dựng khang trang. Xuyên qua phố xá thành Tơ-roa rộng lớn, chàng tới cổng Xkê (Skey). 

Hành động đó cho thấy nỗi lo lắng cùng niềm mong ngóng được gặp lại vợ của mình. Có thể cảm nhận được tình yêu mà Héc-to dành cho Ăng-dro-mác.

2. Lời khuyên can của Ăng-đrô-mác đối với Héc-to cho thấy nỗi lo lắng của nàng cho số phận của Héc-to, nỗi đau khổ và tuyệt vọng của nàng trước những dự cảm không lành về tương lai, xuất phát từ những kinh nghiệm đau buổn trong quá khứ.

3. Chiến tranh đã chia rẽ bao gia đình. Chiến tranh để lại đau khổ cho người ra đi lẫn người ở lại. Vào thời kì chiến tranh, chúng ta đều phải gạt bỏ đi hạnh phúc cá nhân để ra chiến trường, lấy sinh mệnh mình để bảo toàn những điều cao cả, đó chính là bảo vệ quê hương, gia đình, những người thân yêu.

4. Héc-to đấu tranh trong đau khổ giữa một bên là sự lo lắng của người vợ dành cho mình, bên còn lại là sự sống còn của thần dân Tơ-roa. Sự giằng co giữa một bên là nỗi lo lắng khôn nguôi cho Ăng-đrô-mác, nỗi thống khổ của chàng khi hình dung ra kết cục bi thảm sẽ đến với vua cha, anh em, thần dân thành Tơ-roa; một bên là nỗi tủi hổ, đau đớn và tuyệt vọng khi nghĩ đến cảnh người vợ yêu dấu của chàng bị hạ nhục. Và đặc biệt, Héc-to dường như đã hiểu thấu nỗi đau khổ của Ăng-đrô-mác. Những tình cảm đó cho thấy tình yêu sâu sắc của chàng dành cho gia đình.

Quyết định này mâu thuẫn với tình cảm của chàng Héc-to. Dù yêu vợ, yêu con, nhưng chàng không thể ích kỉ vì hạnh phúc của mình mà đẩy bao người dân vào cảnh đau khổ. Hơn nữa, Héc-to còn là một vị vua. Chàng có nhiệm vụ cao cả hơn bao giờ hết đó chính là bảo vệ đất nước, bảo vệ con dân.

5. Chiến tranh vẫn là một nỗi ám ảnh ghê gớm đối với mỗi con người, dù là một đứa trẻ. Chi tiết Héc-to tháo mũ trụ sáng loáng của mình đặt xuống đất, ôm con trai bé bỏng cho thấy mặc dù người anh hùng sử thi sẵn sàng đối mặt với chiến tranh, xả thân nơi chiến trường để thực hiện bổn phận nhưng vẫn sẵn sàng rũ bỏ tước hiệu, chiến công để trở về làm một con người bình thường trong gia đình. Chi tiết này cũng thể hiện nguyên tắc “hài hoà sử thi” trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng, đồng thời ngầm thể hiện một quan niệm nhân sinh của người Hy Lạp cổ đại: vừa chấp nhận chiến tranh như một điều tất yếu, nhưng đồng thời cũng vừa khao khát một cuộc sống hoà bình.

6. Quan niệm về mối quan hệ giữa con người và thần linh: Khi rơi vào trạng thái đau khổ đến tuyệt vọng, con người đến đền thờ để cầu xin sự soi chiếu. Và mọi thứ sẽ được định đoạt bởi thần linh chứ không do con người. Tư duy thần thoại và ý thức ca ngợi vẻ đẹp, sức mạnh của con người chính là hai phương diện vừa mâu thuẫn vừa thống nhất trong sử thi.

7.

- Thể hiện quan niệm của riêng chàng. 

- Thể hiện quan niệm của người Hy Lạp cổ đại về định mệnh và chiến tranh. Người Hy Lạp cho rằng, định mệnh là tất yếu, không ai có thể trốn chạy và gây chiến tranh hay đương đầu với chiến tranh là bổn phận của người đàn ông. Thời nay, ở đâu đó trên thế giới, rất nhiều người còn tin vào định mệnh hoặc nhân danh bổn phận để tạo ra chiến tranh, nhưng nhân loại nói chung đều mong muốn một cuộc sống hoà bình và tìm mọi cách để có thể làm chủ vận mệnh của mình. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những vấn đề đặt ra trong sử thi đã không còn giá trị.

8. Tình huống: Cuộc gặp gỡ giữa chàng Héc-to và nàng Ăng-dro-mac trước khi Héc-to quyết định mở cổng thành chinh chiến với đội quân Hi Lạp.

Với em, em đồng tình với cách hành xử lúc bấy giờ. Bởi lẽ, đã là chiến tranh, bên nào cũng có thiệt hại nhất định. Hơn nữa, chẳng có một quốc gia nào lại muốn đất nước của mình lệ thuộc vào quốc gia khác. Do đó, để bảo vệ nhân dân, bảo vệ quê hương, mọi người đều phải đứng dậy đấu tranh. Và những lúc như thế này, chúng ta buộc lòng phải bỏ sự riêng tư của cá nhân sang một bên để thực hiện những điều lớn lao vì cộng đồng.