Đọc lại văn bản Ra-ma buộc tội trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 124), đoạn từ “Nói dứt lời, Gia-na-ki oà khóc" đến "vang trời trước cảnh tượng đó” và trả lời các câu hỏi

Bài tập 6. Đọc lại văn bản Ra-ma buộc tội trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 124), đoạn từ “Nói dứt lời, Gia-na-ki oà khóc" đến "vang trời trước cảnh tượng đó” và trả lời các câu hỏi:

1. Hành động dũng cảm bước vào giàn hoả thiêu của Gia-na-ki có ý nghĩa gì?

2. Tìm các chi tiết miêu tả Ra-ma trong đoạn cuối của văn bản. Các chi tiết đó cho thấy tâm trạng gì của nhân vật? Vì sao Ra-ma lại có tâm trạng đó?

3. Thần Lửa A-nhi (Agni) có vai trò gì trong văn hoá, tín ngưỡng của người Ấn Độ?

4. Trong văn bản có đoạn: “Ai nấy, già cũng như trẻ, đau lòng đứt ruột xem nàng Gia-na-ki đứng trong giàn hoả. Trước mặt mọi người, trang tuyệt thế giai nhân đó nạp mình cho lửa. Các bậc thánh, các chư thần nhìn Gia-na-ki bước vào lửa, chẳng khác một lễ vật trong lễ tế sinh [..], các phụ nữ bật ra tiếng kêu khóc thảm thương. Cả loài Rắc-sa-xa (Rakshasa) lẫn loài Va-na-ra (Vanara) cùng kêu khóc vang trời trước cảnh tượng đó. Theo bạn, những chi tiết được kể trong đoạn này thể hiện đặc trưng gì của thể loại sử thi?

5. Người kể chuyện trong văn bản là ai? Kể bằng giọng điệu như thế nào? So sánh người kể chuyện trong văn bản Ra-ma buộc tội với người kể chuyện trong văn bản Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác và Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời.

6. Bạn nhận xét gì về lời kể, lời miêu tả, lời đối thoại trong văn bản?

7. Tìm hiểu về ảnh hưởng của sử thi Ra-ma-ya-na trong văn hoá Ấn Độ và các quốc gia khác trên thế giới. Theo bạn, vì sao sử thi Ra-ma-ya-na lại có ảnh hưởng như vậy?

8. Mối quan hệ giữa tình yêu và danh dự được lí giải như thế nào trong văn bản Ra-ma buộc tội? Qua cách lí giải đó, bạn nhận ra quan niệm gì của người Ấn Độ cổ xưa? Bạn có đồng ý với quan niệm đó không? Vì sao?

Bài Làm:

1. Ý nghĩa: Hành động dũng cảm bước lên gian hỏa thiêu của Gia-na-ki một mặt chứng tỏ sự bất lực, nỗi buồn xót xa khi không nhận được sự tin tưởng của Ra-ma sau nhiều lần lên tiếng, mặt khác thể hiện sự coi trọng danh dự của mình. Gia-na-ki sẵn sàng làm tất cả để chứng minh bản thân trong sạch, không làm điều khuât tất, trái với đạo đức xã hội. Mặt khác, lửa thiêng trong giàn hoả táng trong tín ngưỡng của người Ấn Độ là biểu tượng của sự thanh tẩy. Bước vào giàn hoả thiêu là biểu tượng của sự giải thoát, hoá giải, gột rửa mọi oan ức, sự huỷ bỏ thân xác phàm tục bề ngoài để linh hồn trở nên bất tử.

2. Các chi tiết:

- Lúc đó nom chàng khủng khiếp như thần Chết vậy.

- Ra-ma vẫn ngồi, mắt dán xuống đất.

Tâm trạng của Ra-ma lúc này là mớ hỗn độn. Sau cuối cùng, chàng không thể bảo vệ được hạnh phúc cá nhân của mình. Nhìn người phụ nữ mình yêu lên giàn hỏa thiêu để chứng minh sự trong sạch mà lòng chàng cồn cào như lửa đốt, trân người không biết làm gì. Đó là biểu hiện cho sự bất lực đến vô vọng. Sự “im lặng chết chóc” đó thậm chí còn có sức nặng hơn cả những lời buộc tội của Ra-ma, đẩy Gia-na-ki vào thử thách vô cùng căng thẳng, tạo nên kịch tính đỉnh điểm cho câu chuyện.

3. Trong văn hoá, tín ngưỡng của người Ấn Độ, thần Lửa A-nhi có một vai trò rất quan trọng, chỉ đứng sau thần Sấm Sét, là vị thần cai quản hạ giới, cầu nối giữa con người và thần linh. Thần Lửa là vị thần có mặt ở khắp nơi, biết được tất cả sự việc và có thể chứng giám cho đạo đức con người. Chính bởi vậy mà khi bước lên giàn hỏa thiêu, Gia-na-ki đã cầu xin Thần Lửa để được thần chứng giám. 

4. Truyện sử thi thường xuất hiện nhân vật người chứng kiến với mục đích bày tỏ quan điểm, đánh giá của cộng đồng đối với các nhân vật, sự kiện đó. Nhân vật đám đông - người chứng kiến thường xuất hiện trong sử thi, đại diện cho sự đánh giá của cộng đồng đối với các nhân vật, sự kiện trong sử thi.

5. Người kể chuyện là người đại diện cho cộng đồng.

Người kể chuyện kể bằng giọng điệu ngưỡng mộ, ca ngợi.

So sánh: 

- Người kể chuyện trong văn bản Héc-to từ biệt Ăng-dro-mác được kể dưới góc nhìn bên ngoài. 

- Người kể chuyện Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời lại kể thông qua diễn biến tâm lí nhân vật.

6. Nhận xét:

- Lời kể ngắn gọn nhưng khái quát được toàn bộ câu chuyện.

- Lời miêu tả đã nêu bật được diễn biến tâm tư tình cảm bên trong cùng những giằng xé nội tâm của nhân vật.

- Lời đối thoại thể hiện được lí lẽ sắc bén của nhân vật.

- Lời kể tuy đơn giản, ngắn gọn nhưng khắc hoa rất tài tình các hành động dữ dội, quyết liệt của nhân vật. Chính lời kể, lời tả, lời đối thoại đã tạo nên sức lôi cuốn của câu chuyện.

7. Sử thi Ra-ma-ya-na trong văn hóa Ấn Độ bị ảnh hưởng rất nhiều. Chúng ta có thể thấy điều này bằng việc ở khắp các đền thờ Ấn Độ đều có hình ảnh thần Ha-nu-man.

Đối với các quốc gia khác, ở các đền thơ của Camphuchia, Thái Lan… thì có nhiều bức phù điêu liên quan đến những nhân vật hay sự kiện trong sử thi Ra-ma-ya-na.

Theo em, sử thi Ra-ma-ya-na có ảnh hưởng đến như vậy là vì Ấn Độ thời cổ đại là một trong những cái nôi văn hóa lớn của nhân loại nên có sức lan tỏa mạnh mẽ, rộng rãi tới nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, dưới sức hút hấp dẫn của sử thi nên càng khiến sử thi Ra-ma-na-ya càng được rộng rãi quốc gia biết đến, lấy nó làm nguồn tư liệu để sáng tác văn hóa. Sức hấp dẫn của các hình tượng, sự lôi cuốn của cách kể chuyện, vẻ đẹp của ngôn từ cũng là những yếu tố khiến cho tác phẩm giàu sức sống, hấp dẫn người đọc, người nghe mọi thời đại.

8. Mối quan hệ: sự lựa chọn giữa tình yêu cá nhân và danh dự của một đáng tối cao, sâu xa hơn đó là danh dự của cả một dân tộc.

Người Ấn Độ cổ xưa có quan niệm sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân để giữ lấy danh dự nhằm thực hiện bổn phận với cộng đồng.

Em không bác bỏ hoàn toàn quan niệm đó. Chúng ta có thể lựa chọn điều khác để giữ lấy hạnh phúc của mình nếu cho rằng hạnh phúc đó là đúng đắn, không vi phạm pháp luật và trái đạo đức. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, khi đứng trước những điều lớn lao vì dân tộc, chúng ta có thể hi sinh hạnh phúc cá nhân.