Việc vận dụng các thế cho dân tộc trên sân khấu chèo hoặc tuồng (thể hiện qua một trích đoạn đã học hoặc đã đọc). Bạn cần phải chuẩn bị những gì và trả lời những câu hỏi cơ bản nào khi thực hiện đề tài nói trên?

Bài tập 2. Việc vận dụng các thế cho dân tộc trên sân khấu chèo hoặc tuồng (thể hiện qua một trích đoạn đã học hoặc đã đọc). Bạn cần phải chuẩn bị những gì và trả lời những câu hỏi cơ bản nào khi thực hiện đề tài nói trên?

Bài Làm:

Chuẩn bị:

- Kiến thức về thể thơ dân tộc.

- Tìm hiểu kĩ văn bản chọn làm đề tài.

- Đọc tài liệu có liên quan.

Câu hỏi:

- Thể thơ nào được sử dụng?

Các thể thơ Việt Nam phổ biến
  • Thể thơ lục bát.
  • Thơ song thất lục bát.
  • Thơ đường luật.
  • Thể thơ bốn chữ
  • Thể thơ năm chữ
  • Thể thơ sáu chữ
  • Thể thơ bảy chữ
  • Thể thơ tám chữ

- Số lượng các dòng biểu hiện lời thoại?

Thơ lục bát

- Là thể thơ dân tộc.

- Luật thơ:

+ Số chữ và số câu: Một cặp hai câu thơ, câu trên sáu chữ (lục), câu dưới tám chữ (bát). Một bài thơ có thể có nhiều cặp lục bát, số lượng cặp câu không hạn định.

+ Gieo vần lưng (eo vần): vần ở giữa câu thơ – chữ cuối câu sáu chứ thường bắt vần với chữ thứ sáu câu tám chữ, chữ cuối câu tám chữ bắt vần với chữ cuối câu sáu chữ ở cặp tiếp theo.

- Vần luật phổ biến:

Các từ số: 1 2 3 4 5 6 7 8

Câu lục 1: + B + T + B

Câu lục 2: + T T + + B

Câu bát 1: + B + T + B + B

 

Câu bát 2: + T + B + T + B

(Ký hiệu: B là thanh bằng, T là thanh trắc, + là tự do.)

- Ví dụ thơ lục bát: Các bài thơ Tương tư (Nguyễn Bính), Việt Bắc (Tố Hữu)…

Hoặc: 

Thơ song thất lục bát

- Là thể thơ dân tộc, dùng trong ngâm khúc, truyện Nôm.

- Luật thơ:

+ Số chữ và số câu: Khổ thơ song thất lục bát gồm bốn câu: một cặp câu bảy chữ (song thất), hai câu sáu chữ và tám chữ (lục bát). Một bài thơ có thể có nhiều khổ song thất lục bát, số lượng khổ thơ không hạn định.

+ Gieo vần: gồm cả vần chân và vần lưng

- Văn luật:

Có thể tóm lược niêm luật của hai đoạn kế nhau, mỗi đoạn 4 câu như sau :

câu 1: x x t x b x T1 
câu 2: x x b x T1 x B1
câu 3: x b x t x B1
câu 4: x b x t x B1 x B2

câu 5: x x t x B2 x T2 
câu 6: x x b x T2 x B3
câu 7: x b x t x B3
câu 8: x b x t x B3 x B4

với:

x = có thể là bằng hay trắc không bó buộc 
b = thanh bằng (ịẹ, không dấu hay dấu huyền)
t = thanh trắc (ịẹ, hỏi, ngã, sắc, nặng)
B = vần thanh bằng
T = vần thanh trắc

- Điểm độc đáo? Tác dụng khi phá cách thể thơ?

- Ý nghĩa khi sử dụng thể thơ dân tộc trên sân khấu chèo hoặc tuồng là gì?

+ Thể hiện tinh thần dân tộc.

+ Màu sắc dân tộc hiện lên rõ nét  hơn. 

+ Ngôn ngữ trở nên trong sáng, đa dạng, phong phú mang các chức năng khác nhau. ...