Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Địa lí 10 Kết nối bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp

1. NHẬN BIẾT (3 câu)

Câu 1: Những ngành nghề nào có liên quan đến kiến thức môn địa lí?

Câu 2: Nêu đặc điểm của môn Địa lí ở trường phổ thông? 

Câu 3: Nêu vai trò của môn Địa lí ở trường phổ thông? 

Bài Làm:

Câu 1: 

Những ngành nghề có liên quan đến kiến thức địa lí như: 

- Giáo viên, giảng viên dạy địa lý ...

- Nhà nghiên cứu địa lý - địa chất,...

- Hướng dẫn viên du lịch 

- Dự báo thời tiết, quan sát khí tượng

- Công tác quy hoạch môi trường phân vùng kinh tế ...

- Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Câu 2: 

Đặc điểm của môn địa lí ở trường phổ thông:

Địa lí được học ở tất cả các cấp học phổ thông. Ở Tiểu học và Trung học cơ sở, nội dung giáo dục địa lí thuộc môn Lịch sử và Địa lí; ở Trung học phổ thông, địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội. 

Khác với các môn học khác, môn Địa lí mang tính chất tổng hợp, bao gồm cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và lĩnh vực khoa học xã hội. 

Môn Địa lí có mối liên quan với các môn Toán, Vật li, Hoá học, Sinh học và các môn Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật.…

Câu 3: 

Vai trò của môn Địa lí ở trường phổ thông:

- Địa lí giúp các em có được những hiểu biết cơ bản vẻ khoa học địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa li trong đời sống

- Học Địa lý sẽ làm cho kho tàng kiến thức, vốn hiểu biết của các em về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất ở các nơi trên thế giới ngày càng thêm phong phú, giúp các em hiểu hơn về quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu, cũng như vai trò của từng địa phương đối với thế giới.

- Giúp hình thành kĩ năng, năng lực giải quyết các vấn đề của cuộc sống hàng ngày, thích ứng với một thế giới luôn biến động, trở thành một công dân toàn cầu, có trách nhiệm.

- Trong mọi lĩnh vực kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải,...), cho đến văn hoá — xã hội, an ninh quốc phòng, Địa lí đều có những đóng góp giá trị, góp phần xây dựng nền kinh tế — xã hội phát triển và bền vững.