Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 10 Kết nối bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1:  Trình bày hoạt động trồng và khai thác rừng?

Câu 2: Trình bày hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản?

Câu 3: Phân tích vai trò của rừng trong việc ngăn chặn lũ lụt, chống hạn, bảo vệ và cung cấp chất dinh dưỡng cho đất?

Câu 4: Trình bày những nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng?

Câu 5: Trình bày hậu quả của việc phá rừng?

Câu 6: Trình bày biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng?

Bài Làm:

Câu 1:  

Hoạt động trồng và khai thác rừng:

- Hoạt động lâm sinh bao gồm trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng.

- Hiện nay, diện tích rừng trên thế giới vẫn bị suy giảm do tác động của tự nhiên và con người. Biện pháp bảo vệ rừng là lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn và có các chính sách khuyến khích thúc đẩy việc trồng rừng.

Câu 2: 

Hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản:

- Thuỷ sản gồm các loài nước ngọt, nước lợ và nước mặn; phổ biến nhất là cá, tôm, cua và một số loài có giá trị như trai ngọc, đồi mồi, rong, tảo biển,...

- Sản lượng thuỷ sản liên tục tăng, nhất là thuỷ sản nuôi trồng, trong đó cao nhất là thuỷ sản nước ngọt.

Câu 3:

Vai trò của rừng trong việc ngăn chặn lũ lụt, chống hạn, bảo vệ và cung cấp chất dinh dưỡng cho đất

* Chống lũ:

- Cản nước, làm cho tốc độ dòng chảy yếu đi.

- Hút nước và thoát hơi nước vào không gian.

- Nước theo rễ cây thấm xuống đất tạo mạch nước ngầm.

- Giữ lớp đất mặt dày, hút nhiều nước và giảm thiệt hại do lũ lụt gây ra

* Chống hạn:

- Ngăn bức xạ Mặt Trời, làm cho mặt đất bớt nóng nên lượng nước bốc hơi ít. Ngăn gió nóng.

- Giữ ẩm cho lớp đất mặt (lá và xác thực vật hút nhiều nước trong mùa mưa và giữ lại cho mùa khô). Giữ độ ẩm trong không khí.

* Bảo vệ và cung cấp chất dinh dưỡng cho đất:

- Ngăn xói mòn.

– Ngăn cát bay, cát chảy lấn sâu vào đất liền (ở vùng ven biển).

– Giảm tác động của sóng biển. -

– Cung cấp xác sinh vật tạo chất hữu cơ cho đất.

Câu 4: 

Nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng

- Khai thác rừng lấy gỗ.

- Khai thác rừng lấy đất canh tác nông nghiệp (đốt rừng làm rẫy).

- Cháy rừng.

- Chiến tranh.

Câu 5: 

Hậu quả của việc phá rừng

+ Thay đổi thời tiết và khí hậu.

+ Gây lũ lụt, hạn hán, xói mòn đất.

+ Làm hạ mực nước ngầm về mùa khô.

+ Tăng lượng khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Nhiệt độ Trái Đất tăng làm

+ Nhiệt đ băng tan, nước biển dâng lên, làm ngập một số vùng đất thấp.

+ Làm giảm tài nguyên sinh vật, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn cũng như nơi cư trú của nhiều loài động vật.

+ Mất cân bằng sinh thái.

Câu 6: 

Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng

+ Khai thác hợp lí, khoanh vùng quản lí, bảo vệ, trồng thêm rừng mới.

+ Cần ngăn chặn nạn phá rừng.

+ Giao đất giao rừng cho người dân.

+ Giáo dục mọi người phải có ý thức trong việc bảo vệ và phát triển vốn rừng vì rừng có vai trò quan trọng đối với môi trường và cuộc sống con người.