Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Địa lí 10 Kết nối bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Nêu cách sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống?

Câu 2: Nêu cách xác định phương hướng trên bản đồ?

Câu 3: GPS là gì?

Câu 4: Bản đồ số là gì?

Câu 5: Quan sát hình bên và mô tả nguyên lí hoạt động của GPS?

Quan sát hình bên và mô tả nguyên lí hoạt động của GPS?

Bài Làm:

Câu 1:

Cách sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống:

 + Xác định rõ nội dung, yêu cầu của việc đọc bản đồ

 + Chọn bàn đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu.

 + Hiểu được các yếu tố cơ bản của bản đồ như: tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ,...

 + Tìm hiểu kĩ bảng chú giải bản đồ.

 + Xác định mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.

 + Khi đọc bản đồ để giải thích một hiện tượng địa lý nào đó cần phải đọc các bản đồ có nội dung liên quan để phân tích, so sánh và rút ra nhận định cần thiết.

Câu 2::

Để xác định phương hướng trên bản đồ cần:

+ Dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến để xác định phương hướng.

+ Dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc.

Câu 3: 

GPS là hệ thống xác định vị trí của bất kì đối tượng nào trên bề mặt Trái Đất thông qua hệ thống vệ tinh.

Câu 4: 

Bản đồ số là một tập hợp có tổ chức, lưu trữ các dữ liệu bản đồ trên thiết bị có khả năng đọc như máy tính, điện thoại thông minh và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ?

Câu 5:

  1. Các vệ tinh nhân tạo bay vòng quanh Trái Đất theo quỹ đạo chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất
  2. Các trạm thu GPS nhận các thông tin để chính xác vị trí của đối tượng. Sau khi vị trí được xác định, trạm thu GPS có thể tính các thông tin như: tốc độ di chuyển, hướng chuyển động, khoảng cách tới điểm đến,…