Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng caoĐịa lí 10 Kết nối bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu

4. VẬN DỤNG CAO (8 câu)

Câu 1: Ở nước ta, vào mùa nóng bức người dân ở đồng bằng rất thích đi du lịch, nghỉ dưỡng ở những nơi có địa hình cao như Sa Pa và Đà Lạt. Giải thích tại sao?

Câu 2: Ngày 22/6 ở bán cầu Bắc tổng lượng bức xạ mặt trời lớn nhất, ngày dài nhất nhưng không phải là ngày nóng nhất trong năm? Giải thích tại sao?

Câu 3: Ở bán cầu Bắc sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm không đều theo các vĩ độ, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất không trùng hợp hoàn toàn với lượng bức xạ mặt trời. Giải thích tại sao?

Câu 4: Đối với nhiệt độ không khí tầng đối lưu; hơi nước, khí CO2 và các phần tử vật chất rắn có ý nghĩa như thế nào?

Câu 5: Vào thời kì Trái Đất ở xa mặt trời, nhiệt độ trung bình bán cầu Bắc cao hơn thời kì gần mặt trời. Giải thích tại sao?

Câu 6: Các vùng khô hạn trên Trái Đất được hình thành như thế nào?

Câu 7: Lượng mưa giữa Xích đạo và ôn đới, giữa Xích đạo và ôn đới hải hương có điểm gì khác nhau. Phân tích sự khác nhau đó.

Câu 8: Bão được hình thành như thế nào? Tại sao không có bão ở vùng Xích đạo?

Bài Làm:

Câu 1: 

Vùng núi nằm ở những nơi có địa hình cao. Do càng lên cao, nhiệt độ càng giảm nên vào ngày nóng ở vùng đồng bằng nhiệt độ cao nhưng khu vực miền núi như Sa Pa, Đà Lạt sẽ có nhiệt độ thấp hơn, khí hậu mát mẻ ôn hòa rất thích hợp để nghỉ mát, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái.

Câu 2:

- Ngày 22/6, chuyển động biểu kiến của mặt trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc, mọi điểm ở bán cầu Bắc đều gần mặt trời nhất nên nhận được tổng lượng bức xạ lớn nhất.

- Ngày 22/6 ở bán cầu Bắc dài nhất, do bán cầu Bắc ngả về phía mặt trời nhiều nhất, mặt phẳng (đường) phân chia sáng tối đi qua phía sau vòng cực Bắc, phía trước vòng cực Nam tạo khoảng cách với cực một cung lớn nhất. Diện tích phần chiếu sáng trong ngày lớn nhất.

- Tuy vậy, ngày 22/6 không phải là ngày nóng nhất, do bề mặt Trái Đất cần có thời gian để tích luỹ nhiệt và bức xạ ngược lại không khí (nóng nhất vào tháng 7). Vào thời gian đó, quá trình tỏa nhiệt của bề mặt đất diễn ra mạnh nhất, làm nhiệt độ không khí đạt trạng thái cao nhất.

Câu 3: 

- Nhiệt độ trung bình năm giảm từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, do góc nhập xạ giảm. Tuy nhiên, nhiệt độ cao nhất ở khu vực chí tuyến do diện tích lục địa lớn, sự thống trị của áp cao,...

- Nhiệt độ giảm nhanh ở khoảng vĩ độ từ 40° – 50°B, do nhiệt độ không khí phụ thuộc chặt chẽ vào cường độ bức xạ mặt trời. Cường độ bức xạ mặt trời phụ thuộc vào góc nhập xạ. Sự phụ thuộc đó được biểu hiện bằng công thức: 1 = lo x sin h. Trong đó: lo là cường độ bức xạ khi tia tới vuông góc với mặt phẳng, 1 là cường độ bức xạ khi tia tới tạo với mặt phẳng một góc h, h là độ cao của mặt trời. Góc tới của mặt trời bằng 90° chỉ đến 23°27’ B và 23°27’ N, còn ở các vĩ độ khác đều nhỏ hơn 90°. Do sin 90° = 1, sin 60°=0,8; sin 30° = 0,5; sin 0° = 0, nên ở vĩ độ thấp, mức biến đổi nhiệt độ lại nhỏ; còn ở các vĩ độ trung bình, nhiệt độ giảm nhanh theo vĩ độ.

- Nhiệt độ không khí trên Trái Đất không chỉ phụ thuộc vào lượng bức xạ mặt trời, mà còn phụ thuộc vào tính chất của bề mặt đệm nên sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất không trùng hợp hoàn toàn với lượng bức xạ của mặt trời.

Câu 4:

- Nhiệt của Trái Đất hấp thụ từ mặt trời rồi toả vào không khí được hơi nước giữ lại 60%, do đó không có hơi nước, mặt đất sẽ lạnh đi rất nhiều. Hơi nước tập trung ở dưới thấp, khoảng 3/4 khối lượng hơi nước nằm từ 4 km trở xuống. Càng lên cao, ít hơi nước, nhiệt độ giảm.

- Khí CO2 chỉ chiếm 0,03% trong thành phần khí quyển, nhưng chúng đã giữ lại tới 18% lượng nhiệt mà bề mặt Trái Đất toả vào không gian. Do vậy, khi không có khí CO2, nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ giảm đi. Tuy nhiên, nếu tỉ lệ CO2 tăng lên sẽ giữ lại lượng nhiệt nhiều hơn, làm tăng nhiệt độ Trái Đất. Các phần tử vật chất rắn (tro, bụi, các loại muối, các vi sinh vật,...) hấp thụ một phần bức xạ mặt trời làm cho ban ngày mặt đất đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh.

Câu 5:

Ở bán cầu Bắc, nhiệt độ trung bình vào thời kì Trái Đất ở xa mặt trời cao hơn thời kì gần mặt trời do:

- Do Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh mặt trời trên quỹ đạo hình elip, nên có nơi gần mặt trời và có nơi xa mặt trời. Trái Đất đến gần mặt trời nhất thường vào ngày 3/1 (điểm cận nhật) và ở xa mặt trời nhất thường vào ngày 5/7 (điểm viễn nhật).

- Thời kì Trái Đất ở xa mặt trời, bán cầu Bắc chúc về phía mặt trời. Trái Đất chuyển động trên nửa quỹ đạo có điểm viễn nhật, lực hút của mặt trời nhỏ, làm cho Trái Đất chuyển động với tốc độ nhỏ, kéo dài 187 ngày nên nhận được lượng nhiệt bức xạ mặt trời lớn (do góc nhập xạ lớn) và thời gian ban ngày (187 ngày) dài hơn ban đêm (179 đêm).

- Thời kì Trái Đất ở gần mặt trời, bán cầu Nam chúc về phía mặt trời. Trái Đất chuyển động trên nửa quỹ đạo có điểm cận nhật, lực hút của mặt trời lớn, làm cho Trái Đất chuyển động với tốc độ nhanh, chỉ 179 ngày nên nhận được lượng nhiệt bức xạ mặt trời ít hơn và thời gian ban ngày (179 ngày) ít hơn ban đêm (187 đêm).

Câu 6: 

- Các vùng khô hạn trên Trái Đất là các vùng có lượng mưa rất nhỏ, phần lớn là hoang mạc và bán hoang mạc.

- Sự hình thành các vùng này bắt nguồn từ vị trí địa lí ở nơi chịu tác động của nhân tố ít gây mưa: nằm sâu trong lục địa, cách xa biển; ở nơi chịu tác động của đại áp cao cận chí tuyến, nằm ở sườn núi khuất gió, ở nơi có dòng biển lạnh chảy gần bờ...

Câu 7: 

- Sự khác nhau về mưa giữa Xích đạo và ôn đới:

+ Xích đạo: Nhiệt độ cao quanh năm làm cho bề mặt đại dương rộng lớn và rừng rậm Xích đạo bốc hơi nước mạnh, gây mưa đối lưu quanh năm. Hoạt động của áp thấp Xích đạo, dòng biển nóng, gió thổi đến và dải hội tụ nhiệt đới là các nhân tố gây mưa lớn ở Xích đạo.

+ Ôn đới: Mưa do tác động của áp thấp ôn đới và frông, gió Tây và dòng biển nóng bờ Tây. Mưa ít hơn nhiều so với Xích đạo do nhiệt độ thấp hơn, bốc hơi nước kém hơn, mưa đại hình và mưa trông kém hơn nhiều mưa do dải hội tụ, diện tích lục địa rộng hơn Xích đạo nhiều và ở bờ Đông có dòng biển lạnh. Mưa có sự khác nhau từ tây sang đông, bờ Tây có dòng biển nóng và gió Tây ôn đới gây mưa quanh năm, vào sâu trong lục địa xa biển nên mưa ít, bờ Đông có dòng biển lạnh nên ít mưa.

- Sự khác nhau về mưa giữa Xích đạo và ôn đới hải dương

+ Xích đạo. Mưa lớn, thường xuyên. Do áp thấp có trị số thấp do nhiệt độ cao, hút gió mạnh, dòng thăng rất mạnh gây mưa đối lưu, dài hội tụ hoạt động mạnh, gió Mậu dịch hoạt động mạnh và dòng biển hoạt động mạnh. Các yếu tố này cũng hoạt động thường xuyên quanh năm nên mưa lớn quanh năm.

+ Ôn đới hai dương. Mưa ít hơn, thất thường và mưa nhiều vào động xuân. Do áp thấp có trị số cao hơn ở Xích đạo do nhiệt độ thấp hơn, mưa do frông yêu hơn do dài hội tụ, gió Tây hoạt động yếu hơn giỏ Mẫu dịch, đồng biển nóng cũng yếu hơn dòng biển ở Xích đạo, nên mưa nhỏ hơn. Do vị trí địa lí ở vĩ độ trung bình, nơi chuyển động biểu kiển hàng năm của mặt trời thể hiện rất rõ rệt, sự dịch chuyển theo mua của khi áp và frông không ổn định làm cho diễn biến mưa thất thường. Đồng thời, thu đông là nơi có cả hoạt động của cả khối khi, frông cực lẫn khối khí và frông ôn đới nên lượng mưa lớn hơn các thời kì mùa hạ hoặc mùa đông, lúc chỉ có một khối khi và frông hoạt động.

Câu 8: 

- Sự hình thành bão do phối hợp các điều kiện: Có nhiễu động xoáy thuận ban đầu, sự bất ổn định áp khuynh hoặc áp hướng, trị số lực Côriôlit đủ lớn để tạo nên hiệu ứng “quay”, nhiệt độ nước trên đại dương không nhỏ hơn 26°C, bất ổn định của khí quyển tạo điều kiện cho đối lưu phát triển.

- Bão thường được hình thành trên các vùng biển phía đông lục địa, ven rìa các áp cao cận chí tuyến ở cả Bắc và Nam bán cầu. Trên các vùng biển nóng của Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Đại Tây Dương, có 5 trung tâm phát sinh bão. Vùng biển ngoài khơi Philippin và Biển Đông, vùng biển Caribê và Angti, vùng biển trong vịnh Bengan và Oman, vùng biển Nam Ấn Độ Dương và Madagatxca, vùng biển Đông Bắc Ôtxtrâylia.

- Ở Xích đạo, lực Côriôlit bằng 0, không thể hình thành xoáy, nên không có bão.