Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Địa lí 10 Kết nối bài 29: Địa lí một ngành công nghiệp

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Quan sát bản đồ dưới đây và nêu sự phân bố của công nghiệp khai thác than, dầu khí, quặng kim loại trên thế giới?

Quan sát bản đồ dưới đây và nêu sự phân bố của công nghiệp khai thác than, dầu khí, quặng kim loại trên thế giới?

Câu 2: Quan sát bản đồ dưới đây và nêu sự phân bố của công nghiệp điện lực trên thế giới?

Quan sát bản đồ dưới đây và nêu sự phân bố của công nghiệp điện lực trên thế giới?

Câu 3: Quan sát bản đồ dưới đây và nêu sự phân bố của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm trên thế giới?

Quan sát bản đồ dưới đây và nêu sự phân bố của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm trên thế giới?

Câu 4: Phân tích vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện tử - tin học?

Câu 5: Phân tích đặc điểm của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?

Câu 6: Phân tích đặc điểm của công nghiệp thực phẩm?

Bài Làm:

Câu 1: 

- Các quốc gia có sản lượng than lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Liên bang Nga,…

- Các quốc gia khai thác dầu chủ yếu là Hoa Kì, Liên bang Nga, A-rập Xê-út, I-rắc,..

- Các quốc gia khai thác khí tự nhiên chủ yếu là Hoa Kì, Liên bang Nga, I-ran, Ca-ta,..

- Các quốc gia khai thác quặng kim loại nhiều đều là các nước có trữ lượng quặng lớn:

+ Sắt: Liên bang Nga, Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Hoa Kì,…

+ Đồng: Chi-lê, Mê-hi-cô, Dăm-bi-a, In-đô-nê-xi-a, Hoa Kì, Ca-na-da,…

+…

Câu 2:

Sản xuất điện tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển như Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga, Ấn Độ, Ca-na-đa, Đức, Hàn Quốc,..

Câu 3: 

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được phân bố rộng rãi ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, các nước EU, Nhật Bản,… và gần đây là Băng-la-đét, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Pa-ki-xtan,…

Câu 4: 

- Vai trò:

+ Công nghiệp điện tử – tin học giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại, góp phần làm cho nền kinh tế thế giới chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.

+ Sự phát triển của công nghiệp điện tử - tin học là thước đo trình độ phát triển kinh tế – kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

- Đặc điểm:

+ Công nghiệp điện từ – tin học không cần diện tích rộng, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước, đòi hỏi lực lượng lao động trẻ, có trình triển, vốn đầu tư nhiều. độ chuyên môn kĩ thuật cao, cơ sở hạ tầng kĩ thuật phát

+ Sản phẩm của ngành này rất phong phú và đa dạng: máy tính, thiết bị điện tử, điện tử dân dụng, thiết bị viễn thông,

Câu 5: 

- Đặc điểm của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng:

+ Sử dụng ít nhiên liệu, điện năng và chi phí vận tải, vốn đầu tư không nhiều, sử dụng nhiều lao động,

phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu.

+ Gồm nhiều ngành khác nhau như: Dệt – may, da giày, sản xuất sản phẩm từ gỗ, sản xuất giấy,...

+ Phân bố rộng khắp thế giới; những nước có các ngành này phát triển là Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc,...

Câu 6: 

- Đặc điểm của công nghiệp thực phẩm:

+ Đòi hỏi vốn đầu tư ít, quy trinh sản xuất không phức tạp.

+ Sản phẩm của công nghiệp thực phẩm rất phong phú và đa dạng như: bánh kẹo, rượu bia, nước ngọt, thịt cá hộp, sữa và các sản phẩm từ sữa, rau quả sấy và đóng hộp,

+ Nguyên liệu chủ yếu là các sản phẩm từ nông nghiệp và thuỷ sản.

+ Công nghiệp thực phẩm có mặt ở mọi quốc gia trên thế giới.