Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Địa lí 10 Kết nối bài 7: Nội lực và ngoại lực

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Miền khí hậu xích đạo nóng ẩm và khí hậu gió mùa ẩm ướt thường có các hang động cacxtơ và các đồng bằng phù sa châu thổ; miền khí hậu khô và khí hậu lạnh thường có địa hình các hoang mạc. Giải thích tại sao?

Câu 2:  Những vực biển sâu trên thế giới thường phân bố ở khu vực nào? Tại sao lại phân bố ở khu vực đó?

Câu 3: Vì sao lãnh thổ Việt Nam không nằm trong “vành đai lửa Thái Bình Dương”?

Câu 4: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long ở nước ta được hình thành chủ yếu do quá trinh nội lực hay ngoại lực? Cụ thể là do quá trình nào?

Câu 5: Tại sao đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn ở những nơi biên độ nhiệt lớn; nơi có sự đóng băng của nước hay nơi có hoạt động mạnh của gió, sóng biển, nước chảy?

Bài Làm:

Câu 1: 

- Hang động caextơ là dạng địa hình được hình thành do quá trình phong hoá hoá học. Nước mưa kết hợp với đá vôi (cacbonat canxi) tạo thành muối tan, bào mòn các khe nứt qua hàng triệu triệu năm để hình thành hang động. Quá trình phong hoá hoả học diễn ra rất mạnh mẽ trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của xích đạo và nhiệt đới ẩm.

- Đồng bằng phù sa châu thổ được hình thành do kết quả của quá trình xâm thực, bào mỏn, vận chuyển, bồi tụ vật chất. Các vật chất bị bào mòn, được vận chuyển và bồi tụ vào những vùng thấp để hình thành nên đồng bằng châu thổ. Quá trình này xảy ra thuận lợi trong điều kiện khí hậu cỏ mưa nhiều, nóng ẩm của xích đạo và nhiệt đới ẩm.

- Địa hình hoang mục được hình thành chủ yếu do phong hoá vật lí. Ở hoang mạc nơi khô hạn như hoạt mạc có sự thay đổi nhiệt độ tương đối đột ngột giữa ngày và đêm. Nơi có khí hậu lạnh, thường có sự đóng băng của nước khi đóng băng, thể tích của nước tăng lên, làm giãn các khe nứt; khi tan băng, khổ nút hẹp lại, tạo ra sự nứt vỡ nhiều hơn.

Câu 2: 

- Các khu vực biển sâu trên thế giới đều phân bố ở các đới hút chim, nơi các mảng kiến tạo xô vào nhau. Ví dụ: Vực biển Marian, Giava, Alêut, Pêru - Chilê, Kecmadec.

- Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau (mảng đại dương và mảng lục địa) sẽ tạo ra các dãy núi cao ở rìa lục địa các chuỗi hoặc vòng cung đảo và các vực biển. Hai mảng xô vào nhau là các màng lớn thì vực biến càng sâu.

Câu 3: 

- Ở những vùng tiếp giáp của các mảng kiến tạo là những nơi có hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh nên thường xảy ra núi lửa, động đất.

- Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy núi cao, sinh ra động đất, núi lửa.... (ví dụ: Dãy Hi-ma-lay-a được hình thành do mảng An Độ - Ô-xtrây-li-a xô vào mảng Âu - Á).

- Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách giãn, macma sẽ trào lên, tạo nên các dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa (ví dụ, sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương).

- Lãnh thổ Việt Nam thuộc mảng kiến tạo Âu - Á, không nằm ở vị trí tiếp giáp của mảng Thái Bình Dương và mảng Âu - Á nên không nằm ở vành đai lửa Thái Bình Dương".

Câu 4: 

Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long được hình thành chủ yếu bởi quá trình ngoại lực, cụ thể là quá trình vận chuyển và bồi tụ

Câu 5: 

- Nơi có biên độ nhiệt độ lớn: Sự thay đổi nhiệt độ giữa các mùa trong năm, giữa ngày và đêm làm cho các khoáng vật tạo đá bị giãn nở khi nhiệt độ tăng lên và co lại khi nhiệt độ giảm xuống. Các lớp đá ở các độ sâu khác nhau có nhiệt độ khác nhau, giãn nở khác nhau làm cho độ liên kết giữa các lớp đá bị phá huỷ dần rồi bị vỡ thành nhiều mảnh vụn.

- Sự đóng băng của nước: Trong đá, bao giờ cũng có ít nhiều lỗ hổng và khe nứt, nơi có thể lưu giữ nước và hơi nước. Khi nhiệt độ hạ thấp tới 0C, nước trong khe nút hoá băng, đồng thời thể tích của nó tặng lên, tác động lên thành khe nứt những áp lực rất lớn. Cứ sau mỗi lần nước trong khe nứt hoá băng, bản thân khe nứt bị giãn rộng ra thêm một chút. Hiện tượng hoá băng - tan băng xảy ra nhiều lần, khối đá sẽ bị vỡ thành những tăng và mảnh vụn.

- Gió, sóng, nước chảy: Tác động ma sát hoặc va đập của gió, sóng, nước chảy... làm phá vỡ các đá