Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Địa lí 10 Kết nối bài 12: Nước biển và đại dương

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Trình bày tính chất của nước biển và đại dương?

Câu 2: Sóng biển là gì?

Câu 3: Nêu nguyên nhân sinh ra sóng biển?

Câu 4: Thủy triều là gì?

Câu 5: Nêu nguyên nhân gây ra thủy triều?

Câu 6: Dòng biển là gì?

Câu 7: Nêu nguyên nhân hình thành dòng biển?

Câu 8: Nêu chuyển động của các dòng biển trong đại dương?

Câu 9: Nêu nguyên nhân hình thành sóng thần?

Bài Làm:

Câu 1: 

  1. a) Độ muối

  - Nước biển có nhiều chất hoà tan, nhiều nhất là các muối khoáng. Độ muối trung bình của nước biển là 35%. Độ muối tăng hay giảm phụ thuộc vào lượng bốc hơi, lượng mưa và lượng nước sông đổ vào

  - Độ muối còn thay đổi theo vĩ độ: vùng Xích đạo độ muối là 34,5%, vùng chí tuyến độ muối là 36.8%, vùng ôn đới độ muối giảm xuống 35%, vùng gần cực độ muôi chỉ còn 34%.

  - Độ muối cũng thay đổi khá phức tạp theo độ sâu, tuỳ thuộc vào các điều kiện khí tượng, thuỷ văn.

  1. b) Nhiệt độ

  - Chế độ nhiệt của nước biển điều hoà hơn chế độ nhiệt của không khi. Nhiệt độ trung binh bê mặt toàn bộ đại dương thê giới là khoảng 17°C.

  - Nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa trong năm, mùa hạ cao hơn mùa đông.

  - Nhiệt độ nước biển giảm dân từ Xích đạo về hai cực. Ở đới nóng, nhiệt độ nước biển trung bình là 27 - 28°C, ôn đới là 15 - 16°C, đới lạnh dưới 1°C. Nhiệt độ nước biển cũng thay đổi theo độ sâu.

Câu 2: 

Sóng biển là sự dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

Câu 3: 

Nguyên nhân sinh ra sóng biển chủ yếu do gió; gió càng mạnh thì sóng càng lớn.

Câu 4:

Thủy triều là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hằng ngày.

Câu 5: 

Nguyên nhân tạo ra thủy triều là lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái Đất.

Câu 6: 

Dòng biển là các dòng nước chảy trong biển và đại dương.

Câu 7: 

Nguyên nhân hình thành dòng biển chủ yếu do các loại gió thường xuyên hoặc sự chênh lệch nhiệt độ, độ muối,… giữa các vùng biển khác nhau.

Câu 8: 

- Các dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên Xích đạo, chảy về hướng tây, gặp lục địa thi chuyển hướng chảy về phía cực.

- Các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30 - 40 thuộc khu vực gần bờ phía đông của các đại dương rồi chảy về phía Xích đạo, cùng với dòng biển nóng tạo thành những hệ thống hoàn lưu trên các đại dương ở từng bán cầu. Ở vĩ độ thấp, hướng chảy của các vòng hoàn lưu lớn ở bán cầu Bắc theo chiều kim đồng hồ, ở bán cầu Nam theo chiều ngược lại. Ở bán cầu Bắc còn có những dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực, men theo bờ Tây các đại dương

chảy về phía Xích đạo.

+ Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa.

+ Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng nhau ở hai bờ các đại dương.

Câu 9: 

Nguyên nhân tạo ra sóng thần chủ yếu là do động đất gây ra, ngoài ra do núi lửa phun ngầm dưới đáy biển hoặc bão.