Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Lịch sử 6 CTST bài 8: Ấn Độ cổ đại

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Em hãy cho biết điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại? 

Câu 2: Em có nhận xét gì về điều kiện tự nhiên của hai lưu vực sông Ấn và sông Hằng? 

Câu 3: Ngành sản xuất chính của Lưỡng Hà cổ đại là những ngành nào? 

Câu 4: Xã hội Ấn Độ cổ đại được hình thành như thế nào? 

Câu 5: Nguyên nhân do đâu hình thành nên các đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại? 

Bài Làm:

Câu 1:

Điều kiện tự nhiên:

- Bán đảo Ấn Độ nằm ở khu vực Nam Á, có ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ tây sang đông.

- Phía bắc là những dãy núi cao, hiểm trở, bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a. Dãy Vin-đi-a vùng Trung Ấn chia địa hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và Nam Ấn.

- Vùng Bắc Ấn là đồng bằng sông Ấn và sông Hằng. Ở lưu vực sông Ấn khí hậu khô nóng, mưa ít do tác động của sa mạc Tha. Lưu vực sông Hằng, đất đai màu mỡ hơn, mưa đều do sự tác động của gió mùa và không có sa mạc.

Câu 2: 

Điều kiện tự nhiên của hai lưu vực sông Ấn và sông Hằng:

- Ở lưu vực sông Ấn khí hậu khô nóng, mưa ít do tác động của sa mạc Tha.

- Lưu vực sông Hằng, đất đai màu mỡ hơn, mưa đều do sự tác động của gió mùa và không có sa mạc.

Câu 3: 

Những ngành sản xuất chính: Cư dân Ấn Độ cổ đại sinh sống chủ yếu ở lưu vực hai con sông. Họ sản xuất nông nghiệp với hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi.

Câu 4: 

Sự hình thành xã hội cổ đại Ấn Độ:

- Khoảng 2500 năm TCN, tại lưu vực sông Ấn, người bản địa Đra-vi-đa đã trồng lúa mì, lúa mạch, trồng bông dệt vải và thuần dưỡng vật nuôi, dần hình thành các thành thị cổ dọc theo hai bên bờ sông Ấn.

- Đến khoảng 1500 năm TCN, người A-ri-a từ vùng Trung Á di cư vào người Đra-vi-đa và thiết lập chế độ đẳng cấp dựa trên sự phân biệt chủng tộc.

Câu 5: 

Nguyên nhân hình thành:

- Khoảng 1500 năm TCN, có giống người da trắng tự xưng là A-ri-a có nghĩa là tộc người “xuất thân cao quý” từ vùng Trung Á di cư vào Bắc Ấn, thống trị người Đra-vi-đa và thiết lập chế độ đẳng cấp dựa trên sự phân biệt về chủng tộc.

 - Những người da trắng A-ri gọi những người da đen bản địa là người man rợ, sau này, chúng đưa vào màu da “xuất thân”, lập ra chế độ chủng tính ở Ấn Độ. Chế độ “chủng tính” được gọi là chế độ đẳng cấp Vác-ma (sự phân biệt chủng tộc về màu da).