Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 6 CTST bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Em hãy cho biết tình hình của Trung Quốc từ nhà Hán, Nam - Bắc triều đến nhà Tùy? 

Câu 2: Nêu nguyên nhân Trung Quốc phát triển rực rỡ ở thời nhà Hán? 

Câu 3: Em hãy sơ lược vài nét chính về Khổng Tử? 

Câu 4: Trình bày những thành tựu văn hóa của Trung Quốc cổ đại đến thế kỉ VII? 

Câu 5: Em hãy mô tả kĩ thuật làm giấy ở Trung Quốc? 

Bài Làm:

Câu 1: 

Tình hình của Trung Quốc từ nhà Hán, Nam - Bắc triều đến nhà Tùy:

- Sau nhà Tần, nhà Hán đã cai trị Trung Quốc triều đại phát triển rực rỡ ở Trung Quốc.

- Sau khi nhà Hán sụp đổ, Trung Quốc bước vào thời kì loạn lạc, thống nhất xen kẽ với chia rẽ: Cuối thời nhà Hán đến đầu thời nhà Tấn xuất hiện thời Tam quốc (Ngụy - Thục - Ngô). Cuối nhà Tấn đến đầu nhà Tùy, xuất hiện thời Nam - Bắc triều.

- Đến cuối thế kỉ VI, nhà Tùy tái thống nhất đất nước, đặt cơ sở để Trung Quốc bước vào giai đoạn đỉnh cao của chế độ phong kiến.

Câu 2: 

Nguyên nhân phát triển rực rỡ thời Hán:

- Về chính trị, nhà Hán thực hiện chính sách gần dân, giúp cho nhân dân được an cư lạc nghiệp, từ đó đất nước ổn định về chính trị.

- Về kinh tế, dưới thời nhà Hán, nền kinh tế phát triển, có ngành thủ công và thương nghiệp cũng như khoa học tự nhiên phát triển. Kĩ thuật làm giấy trở thành một trong bốn phát minh lớn của Trung Quốc còn tồn tại đến ngày nay.

- Về tư tưởng, Nho giáo trở thành phương thức trị nước, được nhiều triều đại sau tuân thủ và còn ảnh hưởng đến ngày nay.

Câu 3:

Sơ lược một số nét chính về Khổng Tử:

- Khổng Tử sinh năm 551 TCN, họ Khổng tên Khâu, tự Trọng Ni, nguyên quán ở làng Xương Bình, nước Lỗ đời Chu. Là một triết gia và chính trị gia người Trung Quốc.

- Từ nhỏ, Khổng Tử là một đứa trẻ mồ côi, sống trong một gia đình nghèo khổ, nhưng rất hiếu học.

- Khổng Tử sống vào một thời đại phong kiến nhà Chu bắt đầu suy sụp, do sự phân tranh từ thời Xuân Thu chuyển sang Chiến Quốc.

- Khổng Tử là một nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc thời cổ đại. Nhiều tư tưởng về giáo dục của ông đến ngày nay vẫn còn giá trị:

+ “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”.

+ “Ngọc không mài thì không sáng, người không học thì không có hiểu biết”.

+ Đặc biệt, ông đặt đạo đức lên hàng đầu: “Tiên học lễ, hậu học văn”.

Câu 4: 

Những thành tựu văn hóa:

Lĩnh vực

Thành tựu

Về tư tưởng

Thời cổ đại Trung Quốc xuất hiện nhiều trường phái khác nhau, nổi bật nhất là 4 phái: Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia.

Về chữ viết

Thời nhà Thương ở Trung Quốc đã có chữ viết, đó là chữ tượng hình được khắc trên mai rùa, xương thú (giáp cốt), sau đó khắc trên chuông, đỉnh đồng và phổ biến là viết trên các thẻ tre, trúc.

Về văn học

Tác phẩm văn học cổ nhất Trung Quốc là Kinh thi của Khổng Tử, gồm nhiều sáng tác dân gian, được Khổng Tử sưu tập và chỉnh lí.

Về sử học

Bộ Sử của Tư Mã Thiên là công trình sử học đồ sộ thời cổ đại Trung Quốc thời cổ đại.

Về y học

Y học sớm phát triển với nhiều cách chữa bệnh hiệu quả bằng thảo dược, huyệt, châm cứu...

Về kĩ thuật

Có những phát minh lớn như thiết bị đo động đất, kĩ thuật dệt tơ lụa, kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, la bàn.

Về kiến trúc

Các triều đại từ nhà Tần đến nhà Tùy còn xây dựng công trình kiến trúc đồ sộ, các cung điện, chùa, tháp, lăng tẩm nguy nga lộng lẫy, trong đó tiêu biểu là Vạn Lí Trường Thành, biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc.

 Câu 5: 

Mô tả kĩ thuật làm giấy ở Trung Quốc:

- Nhờ sự phát triển của nghề dệt, tơ tằm, nhân dân lao động Trung Quốc đã phát minh được cách làm một loại giấy thô sơ bằng tơ.

- Người ta biết dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách... để làm giấy. Từ đó nghề sản xuất giấy trở thành một nghề mới, tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của nền văn hóa Trung Quốc.

- Đến thế kỉ VIII, kĩ thuật làm giấy của Trung Quốc được truyền sang phương Tây.