Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 6 CTST bài 15: Đời sống của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Em có nhận xét gì về đời sống tinh thần và đời sống vật chất của cư dân Văn Lang? 

Câu 2: Những điểm mới trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang là gì? 

Câu 3: Nguyên nhân đưa dân cư Văn Lang định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn? 

Câu 4: Em hãy kể tên một số truyền thuyết trong thời dựng nước của dân tộc ta? 

Câu 5: Nêu những hiểu biết và suy nghĩ của em về câu ca dao:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba” 

Bài Làm:

Câu 1: 

- Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang phong phú, đặc sắc và phù hợp với điều tine muen của nước ta.

- Đời sống vật chất và tinh thần đó đã hòa quyện với nhau trong con người Lạc Việt, tạo nên tính cộng đồng sâu sắc.

Câu 2:

Những điểm mới:

- Cuộc sống tinh thần của cư dân Văn Lang đa dạng, phong phú. Họ đã biết thờ thần Mặt Trời, Mặt Trăng v.v..., có tục chôn người chết kèm theo một số đồ vật riêng và nhiều phong tục, tập quán khác thể hiện nét riêng của mình.

- Vào những ngày mùa, ngày lễ theo tập tục, cư dân Văn Lang thường tổ chức vui chơi, nhảy múa, ca hát. Nhân đó, họ cũng tổ chức những cuộc đua thuyền, giã gạo v.v... Trình độ thẩm mĩ của họ khá cao.

Câu 3: 

Nguyên nhân đưa dân cư Văn Lang định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn:

- Ở đây có nghề đúc đồng phát triển sớm. Cư dân ở đây biết trồng lúa, trồng dâu.

- Con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.

- Từ đó con người có thể yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng (vùng đồng bằng ở con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả,...)

Câu 4: 

  1. Truyện Con Rồng cháu Tiên:

- Vào khoảng năm 2879 TCN, thủ lĩnh vùng đất Lĩnh Nam là nh Dương Vương. Ông đã lấy Thân Long (con của chúa hồ Động Đình) và sinh được con trai đặt tên là Lạc Long Quân và kết duyên cùng nàng Âu Cơ (con của Đế Lai) và trứng, sau nở ra 100 người con khoẻ mạnh.

- 50 người con đã theo Âu Cơ lên vùng đất Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ) nối đời dựng nước, lấy hiệu là Hùng Vương.

- Truyện Con rồng cháu tiên nói lên sự ra đời của nhà nước Văn Lang.

  1. Truyện Thánh Gióng:

- Vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ăn ở phúc Một hôm ra đồng, bà vợ ướm vào vết chân to, về thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra cậu bé khôi g có hai vợ chồng ăn ở phúc đức, mãi không có con. ngô tuấn tú lên ba tuổi không biết đi không biết nói cười. Mãi tới khi sứ giả loan tin tìm người đánh giặc lúc này Gióng mới cất tiếng nói xin vua roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc.

- Gióng được bà con láng giềng góp gạo nên lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ rồi cưỡi ngựa xông vào giết giặc. Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh giặc. Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay lên trời.

- Truyện Thánh Gióng phản ánh cuộc chiến đấu của nhân dân Văn Lang chống giặc ngoại xâm (giặc Ân), sử dụng sắt là nguyên liệu quý để chế tạo vũ khí.

Câu 5: 

- Từ lâu đời, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã ăn sâu vào tâm thức, tình cảm của những người dân Việt và trở thành truyền thống vô cùng đặc biệt của dân tộc ta. Hai câu ca dao trên đã phản ánh phần nào không khí của ngày giỗ Tổ Hùng Vương (10 - 3 âm lịch). Điều gì đã thôi thúc nhân dân ta luôn hướng về mảnh đất cội nguồn dân tộc? Đó chính là truyền thống nhớ ơn tổ tiên của dân tộc ta.

- Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10-3 âm lịch hằng năm thể hiện nét đẹp văn hóa trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt với đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, thờ cúng tổ tiên, thờ các vị anh hùng dân tộc có công với làng, nước.

- Truyền thống đó thể hiện ý thức cội nguồn, lòng tự hào dân tộc sâu sắc và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta qua các thời kì lịch sử.