Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Lịch sử 6 CTST bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á (từ đầu Công nguyên đến TK X)

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ đã ảnh hưởng đến các vương quốc Đông Nam Á như thế nào? 

Câu 2: Em hãy nêu những tác động của quá trình giao lưu thương mại ở khu vực Đông Nam Á trong thế kỉ đầu Công nguyên? 

Bài Làm:

Câu 1: 

- Kiến trúc của Đông Nam Á trong các thế kỉ đầu Công nguyên đến thế kỉ X mang đậm dấu ấn của kiến trúc Ấn Độ. Trong đó, loại hình kiến trúc phổ biến là đền tháp như: tháp Chăm (Việt Nam), khu đền Bô-rô-bu-đua và Pram-ba-nan (In-đô-nê-xi-a), chùa Suê-đa Mi-an-ma)...

- Nghệ thuật điêu khắc truyền thống chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, trong đó chủ yếu là điêu khắc tượng thần, tượng Phật và phù điêu.

Câu 2: 

- Quá trình giao lưu thương mại đã có tác động đến kinh tế, văn hóa khu vực Đông Nam Á.

+ Làm cho nhiều khu vực ở Đông Nam Á trở thành trung tâm buôn bán và trao đổi sản vật, hàng hóa nổi tiếng như trung tâm Óc Eo của Vương quốc Phù Nam; trung tâm Pa-lem-bang của Vương quốc Sri Vi-giay-a, Trà Kiệu của Vương quốc Chăm-pa,...

+ Thúc đẩy giao lưu văn hóa Đông Nam Á với các nền văn hóa của các nước khác, đặc biệt là nền văn hóa của Ấn Độ và Trung Quốc,...

+ Có tác động trực tiếp đến sự ra đời và phát triển của các vương quốc cổ ở Đông Nam đầu Công nguyên đến thế kỉ X.

+ Từ sự giao lưu thương mại đó làm cho các vương quốc Đông Nam Á đã đóng góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến đường biển kết nối với c các khu vực châu Á và châu Âu.

- Quá trình giao lưu thương mại đã tạo điều kiện cho sự kết nối các dân tộc Đông Nam Á xích lại gần nhau, tạo điều kiện mở rộng mối quan hệ giữa các dân tộc ở Đông Nam Á với các nước châu Á và các nước trên thế giới.