Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 6 CTST bài 2: Thời gian trong lịch sử

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Nguyên nhân để tính thời gian là gì? 

Câu 2: Nêu cơ sở để tính thời gian? 

Câu 3: Thời gian theo âm lịch được tính như thế nào? 

Câu 4: Dương lịch là cách tính thời gian như thế nào?

Câu 5: Em hãy nêu sự khác nhau giữa lịch phương Đông và lịch phương Tây? 

Bài Làm:

Câu 1:

Nguyên nhân để tính thời gian:

- Muốn hiểu và dựng lại lịch sử, phải sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian.

- Việc xác định thời gian là một nguyên tắc quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử.

Câu 2: 

Cơ sở để tính thời gian:

- Nhu cầu ghi lại những việc làm của con người trong quá khứ.

- Quan sát các hiện tượng tự nhiên như trời hết sáng đến tối, hết mùa nắng đến mùa mưa,...

- Hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng.

Câu 3: 

Cách tính thời gian theo âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng xung quanh Trái Đất. Thời gian Mặt Trăng chuyển động hết một vòng quanh Trái Đất là một tháng.

Câu 4:

Dương lịch: là cách tính thời gian theo chu kì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Thời gian chuyển động quanh Mặt Trời hết một vòng là một năm.

Câu 5: 

Sự khác nhau giữa lịch phương Đông và lịch phương Tây:

Người phương Đông

Người phương Tây

Dựa vào sự tuần hoàn của Mặt Trăng tính tháng, tính ngày. Một tháng gọi là một tuần trăng có 29 - 30 ngày, gọi là âm lịch.

Dựa vào thời gian Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời một vòng làm một năm và lúc đó họ tính được một năm có 365 hoặc 366 ngày, sau đó chia ra tháng, ngày gọi là dương lịch.