Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Lịch sử 6 CTST bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Chế độ chuyên chế cổ đại của các nhà nước Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Dộ, Trung Quốc như thế nào? 

Câu 2: Em hãy cho biết sự phân hóa giai cấp và tầng lớp trong xã hội cổ đại Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc 

Bài Làm:

Câu 1: 

Chế độ chuyên chế cổ đại của các nhà nước Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Dộ, Trung Quốc:

- Quá trình hình thành nhà nước là từ các liên minh bộ lạc. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi quyền hành tập trung vào tay nhà vua, tạo nên chế độ quân chủ chuyên chế.

- Chế độ nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao và một bộ máy quan liêu giúp việc thừa hành,... được gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.

+ Người Ai Cập gọi là Pha-ra-ông (cái nhà lớn). 

+Người Lưỡng Hà gọi là En-xi (người đứng đầu).

+ Người Ấn Độ có đẳng cấp Tăng lữ.

+ Người Trung Quốc gọi là Thiên tử (con trời).

Câu 2: 

Sự phân hóa: Nhìn chung, xã hội cổ đại Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc có sự phân hoá sâu sắc thành tầng lớp thống trị và giai cấp bị trị:

- Tầng lớp thống trị:

+ Vua chuyên chế nắm mọi quyền hành.

+ Quý tộc gồm các quan lại, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi, Tầng lớp này sống sung sướng, dựa trên sự bóc lột nông dân. n quốc yến

- Tầng lớp bị trị:

+ Nông dân công xã: Sống theo gia đình, có tài sản tư hữu nhưng họ vẫn duy trì và gắn bó với công xã. Họ là thành phần sản xuất chính trong xã hội.

+ Nô lệ: Là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ là những tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ không trả được hoặc phạm tội. Vai trò của họ là làm các việc nặng, khó và hầu hạ quý tộc.