Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 7 Kết nối bài 2: Thực hành tiếng việt - Biện pháp tu từ, nghĩa của từ

1.     NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Theo em, biện pháp tư từ là gì?

Câu 2: Biện pháp tu từ có tác dụng như thế nào?

Câu 3: Nêu một số biện pháp tu từ thông dụng.

Câu 4: Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh là gì? Nêu tác dụng của nó.

Câu 5: Nêu ví dụ về biện pháp nói giảm nói tránh và giải thích.

Câu 6: Nghĩa của từ là gì? Nêu ví dụ.

Bài Làm:

Câu 1: 

- Biện pháp tu từ là một trong những biện pháp nghệ thuật hay được sử dụng trong các tác phẩm văn học. Nhờ việc sử dụng các biện pháp tu từ, tác giả có thể dễ dàng hơn trong việc truyền đạt suy nghĩ, cảm xúc về mỗi sự vật, sự việc đến bạn đọc một cách dễ dàng và sinh động hơn.

- Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt, đồng thời góp phần gây ấn tương với người đối diện, người đọc về nội dung mình muốn truyền đạt.

Câu 2: 

Biện pháp tu từ có vai trò đặc biệt trong các văn bản nghệ thuật. Việc sử dụng biện pháp tu từ giúp hình ảnh, sự vật, sự việc được hình dung mộ cách rõ ràng, sinh động hơn. Mỗi loại biện pháp tu từ khác nhau sẽ mang đến những tác dụng khác nhau khi tác giả sử dụng.

Câu 3: 

Có hai loại biện pháp tu từ chính, đó là:

- Biện pháp tu từ từ vựng:

  • Biện pháp so sánh;
  • biện pháp ẩn dụ;
  • Biện pháp hoán dụ;
  • Biện pháp nhân hóa;
  • Biện pháp điệp ngữ;
  • Biện pháp nói giảm - nói tránh;
  • Biện pháp nói quá;
  • Biện pháp liệt kê;
  • Biện pháp chơi chữ.

- Biện pháp tu từ cú pháp:

  • Đảo ngữ;
  • Điệp cấu trúc;
  • Chêm xen;
  • Câu hỏi tu từ;
  • Phép đối.

Câu 4: 

- Nói giảm nói tránh là một cách sử dụng từ ngữ nhằm giảm nhẹ sự đau buồn, nặng nề, sự thô tục trong cách diễn đạt, tạo nên sự lịch sự, tế nhị, nhẹ nhàng trong cách diễn đạt, cách nói và cách viết.

- Nói giảm nói tránh không phải là một biện pháp tu từ mang nhiều dụng ý về mặt nghệ thuật, xong là một biện pháp tu từ không thể thiếu dễ cách diễn đạt được nhuần nhụy, lịch sự và nhẹ nhàng bớt phần nào.

Câu 5: 

Một bác sĩ đi ra từ phòng cấp cứu, nói với chúng tôi: “Chia buồn cùng gia đình, chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng bệnh nhân không qua khỏi”

(“Không qua khỏi’’ ở đây là “chết”, bác sĩ nói như vậy để giảm cảm giác đau buồn cho người nhà bệnh nhân)

Câu 6: 

- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.

- Có thể hiểu nghĩa của từ chính là nội dung mà từ biểu thị để giúp chúng ta có thể hiểu và nhận diện được nội dung từ đó.

Ví dụ

Cây: một loại thực vật có rễ, thân, lá, cành.

Bâng khuâng: chỉ trạng thái tình cảm không rõ rệt của con người.

Rung rinh: chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tiếp.