Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 7 Kết nối bài 2: Văn bản đọc - Trở gió

3.     VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản Trở gió

Câu 2: Vì sao trong văn bản Trở gió, tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch”?

Câu 3:  Trong văn bản Trở gió, gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào?

Câu 4: Vì sao tác giả khẳng định mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch?

Bài Làm:

Câu 1: 

Văn bản đã thể hiện tình cảm mộc mạc, bình dị của tác giả dành cho quê hương, cho những điều đơn giản. Tác giả yêu gió chướng vì những thứ gần gũi, thân quen, yêu gió chướng cũng là yêu mến chút hồn quê giản dị, gắn bó với cuộc sống của người dân lao động lam lũ. Trở gió không chỉ sâu sắc bởi những cảm nhận tinh tế của tác giả mà còn phảng phất hương vị quê hương bởi những điều bình dị, thiết thân.

Câu 2: 

Tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch” vì: gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới, hi vọng rực lên theo màu lúa…Liếp mía đặt từ hồi tháng Hai, tháng Ba, đợi gió mới chịu già, nước ngọt và trĩu. Vũ sữa chín cây lúc lỉu, căng bóng…Còn dưa hấu nữa, ui chao…

Câu 3:  

Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:

- Thoạt đầu, âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không.

- […] Bây giờ trở thành một dòng gió, xấp xãi, cuống quýt sốc vào tấm tôn bên chái đông đã bị đứt đinh từ mùa trước. Cồn cào. Nồng nhiệt. Mà thiệt dịu dàng.

Câu 4: 

– Tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch” là bởi khi gió chướng về:

+ là lúc lúa vừa chín tới, hi vọng rực lên theo màu lúa.

+ mía già, ngọt nước và trĩu, cầm khúc mía trên tay nghe nặng trịch.

+ vú sữa chín cây lúc lỉu, căng bóng.