Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 7 Kết nối bài 4: Văn bản đọc - Gò Me

3.     VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Chỉ ra các tiếng cùng vần với nhau trong đoạn thơ sau:

[…] Tôi nằm trên võng mẹ đưa

Có chim cu gáy giữa trưa hanh nồng

Tiếng ai vút đầu bông lúa chín

Gió dìu vương xao xuyến bờ tre

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ sau và nêu tác dụng

Tiếng ai vút đầu bông lúa chín

Gió dìu vương xao xuyến bờ tre

Câu 3: Giải thích nghĩa của từ tắm trong dòng thơ: Ao làng trăng tắm, mây bơi. Chỉ ra sự khác biệt về nghĩa của từ tắm trong ngữ cảnh này với từ tắm trong câu:” Mẹ đang tắm cho bé”

Câu 4: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Bài Làm:

Câu 1:

Các tiếng: đưa – trưa; nồng – bông bắt vần với nhau.

Câu 2: 

  • Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa “gió dìu vương, xao xuyến”
  • Tác dụng: làm cho sự vật trở nên sinh động, có hồn, có tâm tư, tình cảm. Gió dường như vẫn biết vấn vương, xao xuyến tiếng hò vang vọng cả đồng quê của con người.

Câu 3: 

+ Từ tắm được sử dụng trong dòng thơ: Ao làng trăng tắm, mây bơi chỉ hình ảnh mặt trăng in hình xuống làn nước, gợi cảm giác như trăng đang ngâm mình trong nước

+ Còn từ tắm trong câu Mẹ đang tắm cho bé chỉ hành động giội nước lên người hoặc ngâm mình trong nước cho sạch sẽ, mát mẻ.

Câu 4: 

  • Giá trị nội dung

- Cảnh sắc thiên nhiên cùng những điệu hò quen nỗi nhớ quên hương da diết của tác giả

  • Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật tả cảnh độc đáo

- Thành công trong khắc họa nỗi nhớ của tác giả

- Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh gợi cảm